TiO2 là một vật liệu bán dẫn vùng cấm rộng, trong suốt, chiết suất cao, từ lâu đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nhƣ xử lý các hợp chất độc hại trong pha khí (xử lý khí NOx, CO; xử lý các dung môi hữu cơ dễ bay hơi độc hại nhƣ toluen, xylen,… trong các nhà máy sản xuất và sử dụng sơn), pha lỏng (các hợp chất hữu cơ độc trong nƣớc thải từ công nghiệp dệt nhuộm, giấy, mạ, in,…) và trong pha rắn (các chất bảo quản thực vật, chất diệt sâu bọ nhƣ DDT trong đất). Ngoài ra nano TiO2 đƣợc áp dụng để đƣa vào sơn tạo sản phẩm sơn cao cấp, có khả năng chống mốc, diệt khuẩn,…[16].
Trên thế giới, công nghệ nano đang là một cuộc cách mạng sôi động trong đó nano TiO2 là một hƣớng nghiên cứu rất triển vọng. Nhiều sản phẩm nano TiO2 đã đƣợc thƣơng mại hoá nhƣ: Vật liệu nano TiO2 (Mỹ, Nhật Bản,…), máy làm sạch không khí khỏi nấm mốc, vi khuẩn, virus và khử mùi trong bệnh viện, văn phòng, nhà ở (Mỹ); khẩu trang nano phòng chống lây nhiễm qua đƣờng hô hấp (Nhật Bản);
vải tự làm sạch, giấy khử mùi diệt vi khuẩn (Đức, Úc), gạch lát đƣờng phân huỷ khí thải xe hơi (Hà Lan); pin mặt trời (Thụy Sỹ, Mỹ,…) [48].
Ở Việt Nam, vật liệu nano TiO2 đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm với những thành công đáng khích lệ: Nhiều công trình về vật liệu nano TiO2 đã đƣợc công bố trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các kết quả này thiên về nghiên cứu cơ bản. Việc đƣa vào ứng dụng thực tiễn còn bị hạn chế do cần phải vƣợt qua rào cản về hiệu quả kinh tế, khoa học và công nghệ.
Một trong những khó khăn gặp phải khi ứng dụng TiO2 làm chất quang xúc tác trong thực tế là việc tách chất xúc tác đƣa khỏi môi trƣờng phản ứng rất khó khăn (thƣờng phải dùng biện pháp lọc) vì TiO2 ở dạng nano rất nhỏ không thể gạn lọc bình thƣờng đƣợc. Để khắc phục nhƣợc điểm này, gần đây các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu đƣa bột xúc tác TiO2 nano lên bề mặt của các chất mang khác