Để khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng AC-P đƣa vào trong quá trình tổng hợp vật liệu xúc tác đến hoạt tính của xúc tác chúng tôi tiến hành thử hoạt tính đối với các mẫu 8%N-C-TiO2/AC-P với lƣợng AC-P đƣa vào trong quá trình tổng hợp mẫu lần lƣợt là 0,5g; 1g ; 2g và 3g; đem thử hoạt tính với 100ml dung dịch RhB 20mg/L. Lƣợng vật liệu đem đi thử hoạt tính của các mẫu là 0,5g. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.6 và hình 3.16 cho thấy mẫu vật liệu 8%N-C-TiO2/AC-P với lƣợng AC-P đƣa vào là 3g cho kết quả tốt nhất.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng AC-P đưa vào trong quá trình tổng hợp tới hiệu suất xử lý RhB Thời gian thử (phút) Hiệu suất xử lí RhB (%) của các mẫu 0,5g 1g 2g 3g 30 29 38 45 55 60 36 48 53 79 90 41 65 70 80
120 52 73 82 92 150 61 79 89 98 180 62 85 93 98 210 62 89 97 99 240 63 89 98 100 270 63 91 100 - 300 65 100 - -
Hình 3.16. Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của lượng AC-P đưa vào trong quá trình tổng hợp
3.2.3. Một số đặc trưng của vật liệu 8%N-C-TiO2/AC-P
Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) của mẫu các vật liệu xúc tác 8%N-C-TiO2/AC-P thể hiện trên hình 3.1 cho thấy mẫu chỉ có một pha TiO2 anatase duy nhất. Các nguyên tố pha tạp (C, N) với hàm lƣợng nhỏ không xuất hiện trên phổ XRD và không ảnh hƣởng đến pha chính là TiO2 anatase.
Phổ hấp phụ UV-Vis của mẫu vật liệu thể hiện trên hình 3.2 cho thấy sự hấp thụ của vật liệu có sự dịch chuyển mạnh về phía sóng dài trong vùng ánh sáng trông
thấy bƣớc sóng λ ~ 400 – 700 nm, điều này góp phần khẳng định xúc tác sau khi đƣa lên AC-P có thể hoạt động tốt trong vùng ánh sáng khả kiến.
Hình ảnh SEM của mẫu vật liệu (Hình 3.14) cho thấy xúc tác 8%N-C-TiO2
khi đƣợc mang lên AC-P có độ phủ lớn, kích thƣớc hạt đạt kích thƣớc nano.
Kết quả chụp phổ IR (Hình 3.13) góp phần khẳng định sự thành công trong việc hoạt hóa than với tác nhân hoạt hóa là PSS, đồng thời chứng minh đƣợc có liên kết giữa xúc tác với than và PSS.