Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty chè Việt nam (Trang 63)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

1.4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Là một doanh nghiệp sản xuất nên tài sản cố định là một nguồn lực, là đòn bẩy kinh doanh của Tổng công ty. Hàng năm Tổng công ty đều phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định để đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu:

Sức sản xuất

của TSCĐ =

Doanh thu thuần HĐKD Giá trị TSCĐ bình quân

Theo tính toán, sức sản xuất của tài sản cố định trong 3 năm là 9,07; 8,87 và 8,52. Thấy rằng sức sản xuất của tài sản cố định ngày càng giảm, một đồng giá trị tài sản cố định ngày càng tạo ra ít đi số đồng doanh thu là do kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giảm đi và tài sản cố định đã không được sử dụng hết công suất có thể là do không đủ nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc do nhu cầu thị trường giảm đi nênTổng công ty phải điều chỉnh quy mô sản xuất của mình.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định còn được xem xét qua chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của TSCĐ theo công thức tính:

Tỷ suất

sinh lời của TSCĐ =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 giá trị TSCĐ bình quân

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

Như những tỷ suất sinh lời về lợi nhuận khác, tỷ suất sinh lời của TSCĐ đều mang giá trị âm, cụ thể cho từng năm là 2004: -0,55; 2005: -2,56 còn năm 2006 là -5,40% và nguyên nhân trực tiếp là do lợi nhuận sau thuế đều bé hơn 0. Trong khi giá trị tài sản cố định bình quân ngày càng giảm thì giá trị lợi nhuận sau thuế cũng giảm và giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ giảm của giá trị tài sản cố định làm cho khoảng cách của tỷ suất sinh lời của tài sản cố định giữa các năm ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty chè Việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w