Đánh giá khái quát tình hình tài chính.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty chè Việt nam (Trang 46)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

1.4.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.

Nguồn tài liệu dùng để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là Bảng cân đối kế toán toàn Tổng công ty năm 2004 và Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2005, 2006 (Xem Phụ lục 1.2)

Dựa vào các Bảng cân đối kế toán này có thể thấy tổng tài sản của Tổng công ty năm 2005 giảm 126.763.551.127đ so với năm 2004, tương ứng với tốc độ giảm là 15,86% trong khi đó năm 2006 quy mô tài sản giảm 75.398.487.691 tương ứng với tốc độ giảm 11,22%. Nguyên nhân chính là do trong cả 3 năm Tổng công ty hầu như không đầu tư mới tài sản cố định cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình mà theo thời gian thì giá trị còn lại của các tài sản này giảm dần làm cho giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2005 giảm 85.470.791.578đ so với năm 2004 (không kể các khoản phải thu dài hạn do từ năm 2005 Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty có sự thay đổi trong các chỉ tiêu trên bảng), làm cho tổng tài sản năm 2005 giảm 10,70%. Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất đến quy mô tài sản của doanh nghiệp trong năm 2005 so với năm 2006. Tương ứng với quy mô tài sản giảm thì nguồn hình thành tài sản năm 2005 cũng giảm so với năm 2004 trong đó chỉ tiêu giảm đáng kể là nguồn vốn chủ sở hữu giảm tới 116.499.644.681đ tương ứng với tốc độ giảm là 14,58%. Điều này một phần chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty là chưa cao, còn xảy ra tình trạng rút dần vốn kinh doanh.

Thêm vào đó, trong 2 năm 2005, 2006 Tổng công ty trích lập các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như dự phòng phải thu dài hạn khó đòi cùng với việc tăng khả năng thu hồi nợ đặc biệt là năm 2006 làm cho các khoản phải thu dài hạn năm 2006 giảm đi 80.855.468.563đ, làm tổng tài sản năm 2006 giảm 12,03% so với năm 2005. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới việc giảm quy mô tài sản của Tổng công ty năm 2006 so với

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

năm 2005. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 giảm đi so với năm 2004 thì vốn chủ sở hữu năm 2006 lại không biến động lớn so với năm 2005 mà quy mô nguồn vốn hình thành tài sản năm 2006 giảm đi phần lớn là do giảm khoản nợ ngắn hạn từ 402.874.297.482đ xuống còn 325.797.553.353đ tương ứng với tốc độ giảm là 11,42% mà trong đó khoản phải trả nội bộ giảm đi là lớn nhất. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nội bộ trong Tổng công ty đã có những bước tiến đáng kể.

Khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, Tổng công ty Chè Việt Nam đánh giá các cơ cấu tài sản và nguồn vốn cơ bản. Đó là hệ số đầu tư TSCĐ và hệ số tài trợ.

Hệ số đầu tư TSCĐ = Tổng giá trị TSCĐ x 100 Tổng tài sản

Hệ số này trong 3 năm lần lượt là 11,32%, 11,95% và 13,76%. Các chỉ tiêu này có xu hướng tăng song tăng không nhanh. Điều này có thể giải thích là do Tổng công ty không đầu tư mới nhiều TSCĐ trong những năm qua. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất nên hệ số đầu tư TSCĐ chỉ dừng lại ở mức hơn 10% là chưa cao, có thể ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữuTổng tài sản

Hệ số tài trợ trong các năm 2004, 2005 và 2006 của Tổng công ty lần lượt là 34,25%, 23,37% và 25,66% nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty chỉ đảm bảo tài trợ cho dưới 35% giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp mình đồng nghĩa với hơn 65% giá trị tài sản là do nguồn vốn vay, từ đó thấy được rằng khả năng tự chủ tài chính của Tổng công ty là thấp, tiềm tàng rủi ro tài chính cao, là một tín hiệu không tốt đối với tình hình tài chính doanh nghiệp.

Đánh giá khả năng thanh toán cũng là một phần công việc khi tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Thông qua các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2004 là 152,08%; 149,42%; 63,37%; của năm 2005 là130,50%; 90,71%; 53,73% và của năm 2006 là 134,51%; 116,15%; 59,22%. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Tổng công ty là tốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ.

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

Điều quan tâm khác khi nhìn nhận một cách chung nhất về tình hình tài chính của Tổng công ty là hiệu quả kinh doanh trong kỳ mà thường là qua chỉ tiêu tổng hợp nhất đó là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE (Rate of Equity). Tỷ suất này của năm 2004 là -0,18%; của năm 2005 là -1,01% và của năm 2006 là -2,83% nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không những không làm tăng vốn chủ sở hữu mà còn làm thâm hụt vốn chủ sở hữu, điều này sẽ khiến các nhà đầu tư không yên tâm và để đảm bảo mức nguồn vốn để duy trì mức hoạt động kinh doanh như trước phải trông chờ vào nguồn vốn bổ sung của nhà nước. Tình hình kinh doanh này một phần là do trong những năm gần đây, nhiều đơn vị của Tổng công ty bị thua lỗ nên không còn vốn để kinh doanh, các đơn vị đã khó khăn lại khó khăn hơn phải đi vay ngân hàng để duy trì sản xuất với lãi suất cao. Các đơn vị xây lắp do các hợp đồng xây lắp vốn thanh toán rất chậm từ đó gây thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng phải đi vay ngân hàng quá nhiều, chịu lãi suất trong chi phí với tỷ trọng lớn nên không có hiệu quả.

Nhìn chung, tình hình tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam là chưa tốt, khả năng tự chủ tài chính là chưa cao và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đều âm làm cho quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty chè Việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w