Quy trình kiểm tra báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty chè Việt nam (Trang 43)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

1.3.1 Quy trình kiểm tra báo cáo tài chính.

Các nhà quản trị và bộ máy kế toán Tổng công ty Chè Việt Nam luôn xác định kiểm tra báo cáo tài chính là công việc cần thiết đầu tiên để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xét duyệt báo cáo quyết toán cũng như đảm bảo tính tin cậy cho các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm tra báo cáo tài chính là công việc khó khăn và phức tạp.

Khi tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính tại Tổng công ty, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được chia thành 3 loại: nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên và các ước tính kế toán. Sau đó quy trình kiểm tra báo cáo tài chính được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Kiểm tra khái quát

Ở bước này việc kiểm tra được thực hiện thông qua tính cân đối và các mối quan hệ mật thiết trong mỗi báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau.

* Kiểm tra Bảng cân đối kế toán.

- Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán: Việc kiểm tra Bảng cân đối kế toán đầu tiên là kiểm tra tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Sau đó kiểm tra việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp so với tổng các chỉ tiêu chi tiết hợp thành.

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác: các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết với chính chỉ tiêu đó trên các báo cáo tài chính khác về mặt số liệu và nội dung phản ánh.

* Kiểm tra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: được kiểm tra qua mối quan hệ thể hiện qua công thức tổng quát:

Kết quả của

từng hoạt động =

Tổng số doanh

thu của từng hoạt -

Tổng số chi phí của từng hoạt

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với các báo cáo tài chính khác: kiểm tra một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với Thuyết minh báo cáo tài chính.

* Kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

- Kiểm tra mối quan hệ nội bộ giữa các chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: kiểm tra mối quan hệ giữa luân chuyển thuần của mỗi hoạt động kinh doanh, đầu tư và hoạt động khác với các khoản thu, chi của hoạt động đó.

- Kiểm tra mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo khác: ngoài quan hệ với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn có quan hệ về số liệu với Thuyết minh báo cáo tài chính.

* Kiểm tra Thuyết minh báo cáo tài chính:

- Kiểm tra nguồn dữ liệu để lập các chỉ tiêu Thuyết minh báo cáo tài chính: kiểm tra nội dung trình bày về đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin liên quan khác.

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong thuyết minh báo cáo tài chính với các báo cáo tài chính khác: thẩm định lại mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính với nhau về mặt số liệu một lần nữa, do vậy không nhất thiết phải đi sâu từng chỉ tiêu cụ thể mà chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu điển hình.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật lập bảng.

- So sánh đối chiếu số liệu của các báo cáo tài chính với các số dư tài khoản, tiểu khoản tương ứng được thể hiện trong Sổ cái, Sổ chi tiết.

- Kiểm tra kỹ thuật lập bảng bao gồm cả kiểm tra mẫu biểu, chỉ tiêu, hình thức biểu hiện, cách ghi chép,..

Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của số liệu.

Tính chính xác của số liệu để lập báo cáo tài chính phụ thuộc vào công tác kế toán. Việc kiểm tra tính chính xác của số liệu dựa vào các tài liệu, chứng từ, sổ sách và biểu kế toán để đối chiếu từ việc ghi chép, tính toán số liệu đến phương pháp kế toán có đúng với quy định không.

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

Một phần của tài liệu Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty chè Việt nam (Trang 43)