CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ
2.3.3 Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính.
Có thể nhận xét rằng việc phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện khá bài bản và đầy đủ so với các nội dung phân tích báo cáo tài chính nói chung và so với thực tế ở các doanh nghiệp khác hiện nay. Những ưu điểm đó nên tiếp tục phát huy đồng thời khắc phục một số hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính để hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Về lao động kế toán thực hiện công việc phân tích:
Phòng tài chính kế toán nên bổ sung thêm nhân viên thực hiện phụ giúp kế toán trưởng trong việc phân tích báo cáo tài chính để giảm bớt khối lượng công việc của kế toán trưởng đồng thời có cái nhìn đa chiều hơn về những nhìn nhận, đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty. Hoặc có thể những kế toán viên thực hiện các phần hành kế toán sẽ có những đánh giá sơ bộ về mảng hoạt động đó của Tổng công ty trong năm và kế toán trưởng là người hoàn thiện những đánh giá đó và đánh
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688
gía tổng quan tình hình tài chính. Như thế có thể những đánh giá, nhận xét và các giải pháp đưa ra sẽ đầy đủ, chính xác và khả thi hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc và yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và cả của các đối tượng quan tâm khác.
Về phạm vi phân tích:
Tổng công ty nên từng bước tìm hiểu, phân tích và so sánh các chỉ tiêu, nội dung phân tích báo cáo tài chính với các số liệu, chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp khác trong ngành và chỉ tiêu trung bình ngành bằng những nguồn thông tin có được và đáng tin cậy, để đánh giá đầy đủ hơn về quy mô, tốc độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong điều kiện kinh doanh chung của toàn ngành, biết được lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác cũng như những biện pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp đang áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Về phương pháp sử dụng để phân tích:
Tổng công ty nghiên cứu và áp dụng phương pháp đồ thị vào thực tế công việc phân tích báo cáo tài chính để phát huy các lợi thế của phương pháp này, nâng cao khả năng cung cấp thông tin về xu hướng và lượng hoá sự tăng trưởng và phát triển của các chỉ tiêu phân tích, góp phần vào việc dự báo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn bổ sung cho các năm tiếp theo.
Về nội dung phân tích:
Trong nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty nên bổ sung thêm các nội dung, các chỉ tiêu như đã đề cập ở mục 2.1.2.3 Hạn chế của công tác phân tích báo cáo tài chính cụ thể là: trong phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán phân tích thêm tuổi nợ phải thu, phải trả và lập Bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán (tham khảo mẫu bảng tại Phụ lục 2.1) để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi cũng như đánh giá khả năng thanh toán chung cho các khoản nợ theo mức độ ưu tiên; trong phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn tính thêm Hệ số sinh lời của lãi vay để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688
vốn của Tổng công ty; trong phân tích hiệu quả kinh doanh nên sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế để tính các hệ số tỷ suất sinh lời thay vì sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế như hiện nay để đảm bảo tính chính xác hơn của các hệ số đó; bổ sung phân tích các dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tiến hành dự báo tài chính.
Việc dự báo tài chính chính là dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Điều này là thực sự cần thiết và hiệu quả trong điều kiện hiện nay khi mà hầu hết các đơn vị thành viên của Tổng công ty đều đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn và nguồn vốn phụ thuộc phần lớn vào việc đi vay các ngân hàng thương mại trong nước mà chủ yếu là vay tín chấp. Phương pháp để dự báo tài chính là xác định các chỉ tiêu theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính có thể biến đổi theo doanh thu chẳng hạn như giá vốn hàng bán, tiền, phải thu của khách hàng, hàng tồn kho…
- Bước 2: Dự báo doanh thu cụ thể là xác định những kỳ tới doanh thu là bao nhiêu dựa vào những phân tích thị trường và tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong những năm vừa qua.
- Bước 3: Dự báo các chỉ tiêu cụ thể trên báo cáo tài chính.
- Bước 4: Xác định nhu cầu vốn bổ sung cho Tổng công ty theo công thức: Nhu cầu vốn bổ sung = ∑TS - ( ∑NPT + VCSH ) (sau dự báo)
Song, việc bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích không có nghĩa là cần phải phân tích quá nhiều chỉ tiêu trong mỗi nội dung mà việc phân tích chỉ cần đảm bảo phân tích những chỉ tiêu quan trọng và thiết thực đảm bảo cơ sở để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm tài chính đó, khắc phục được tính hình thức, những nhận xét chung chung, bề ngoài của phân tích báo cáo tài chính mà chưa chỉ ra được bản chất của những thay đổi của các chỉ tiêu tài chính.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688
Phân định và chỉ rõ mục tiêu và yêu cầu của giai đoạn kết thúc phân tích cùng với việc lưu giữ kết quả phân tích, hình thành nên một hồ sơ phân tích bằng văn bản gửi kèm với hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty. Trong hồ sơ phân tích báo cáo tài chính lưu giữ những tính toán và các số liệu ngoài báo cáo tài chính, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của việc phân tích, trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc phân tích cũng như trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc phân tích đồng thời làm tài liệu tham khảo cho việc phân tích báo cáo tài chính các năm tiếp theo.
Về việc mở rộng phạm vi phân tích:
Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính như hiện nay thì mới chỉ nhìn nhận tình hình hoạt động kinh doanh do nguyên nhân chủ quan của Tổng công ty, trong khi nếu phân tích tổng quan tình hình tài chính sẽ đánh giá được tình hình hoạt động cũng như năng lực tài chính của Tổng công ty trong mối quan hệ với tác động môi trường kinh doanh bên ngoài nhờ đó có được đánh giá tổng quan hơn. Ngoài các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, việc phân tích tài chính còn phải thu thập các thông tin khác có liên quan về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý các chính sách của nhà nước, thông tin về thị trường trong nước và thế giới, thị trường đầu vào đầu ra… Từ đó doanh nghiệp sử dụng tối đa mọi nguồn lực để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Vấn đề đặt ra đối với công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là nội dung phân tích chưa được chuẩn hoá bằng các văn bản mang tính pháp quy mà việc phân tích chủ yếu là phụ thuộc vào nhu cầu của bản thân doanh nghiệp và của các đối tượng bên ngoài. Không chỉ riêng Tổng công ty Chè Việt Nam mà cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nước ta hiện nay, phân tích báo cáo tài chính và phân tích tài chính đều chưa được thực hiện thống nhất. Do vậy, hạn chế trong phân tích là không thể tránh khỏi và Tổng công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác lập, kiểm tra báo cáo tài chính làm cơ sở cho phân tích báo cáo tài chính và phân tích tài chính đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nền kinh tế.