Máy ủi hoặc máy san bê tông:

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 44)

3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN

5.1.1. Máy ủi hoặc máy san bê tông:

Dùng máy ủi san là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Theo kinh nghiệm thi công thì nhiều lần san một lần đầm lăn có thể làm giảm phân ly. Vì trong quá trình san lại là cơ hội để cốt liệu to, nhỏ và vữa cát có dịp điều chỉnh lại, các cốt liệu to bớt tập trung. Cách làm hiện nay thường là chiều dày đầm chặt 30 cm, thì chia thành san 2 x 18cm, chiều dày 50cm chia thành san 2 x 28cm, chiều dày 70 cm chia rải san 3 x 25 cm v.v... San nhiều lần không những có thể giảm phân ly mà còn có tác dụng đầm chặt nữa. Chẳng qua là rải san nhiều lần thì tăng thêm khối lượng công việc, nếu tổ chức không khéo thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Dùng loại máy ủi kiểu bánh xích dễ làm hỏng mặt bê tông ở chỗ quay đầu, cũng làm bánh xích mau mòn, dùng máy ủi bánh lốp sẽ khắc phục được tình trạng đó. Cốt liệu dễ tập trung ở 2 bên cạnh máy ủi, cho nên dùng tấm chắn ở 2 bên sẽ khắc phục được khuyết điểm này. Lắp cơ cấu nivô lade ở trên tấm gạt máy ủi, để điều chỉnh chiều dày san tương đối chính xác do đó nâng cao chất lượng đầm lăn.

Theo kinh nghiệm:

(1) Chọn hướng san của xe ủi vuông góc với hướng xe ben đổ bê tông thì có thể khử được cốt liệu phân ly.

(2) Nếu xe ủi san bắt đầu từ giữa đống bê tông, thì bê tông chảy ra 2 bên cạnh xe ủi vì thế mà tăng mức độ phân ly, vì thế phải bắt đầu ủi từ bên cạnh đống bê tông, chia làm 3~4 lần là xong. Xem hình 5-1.

(3) Khi san lớp thứ 2, 3 chú ý đừng để bê tông ở đỉnh tầng trên phủ lên mặt dốc tầng dưới như hình 5-2.

(4) Xúc phần cốt liệu tập trung cục bộ, dùng máy xúc đổ bánh lốp tiến hành công việc này.

(5) Khi máy ủi lùi thì không dùng lưỡi ben, nếu không sẽ làm cốt liệu bị bật lên tạo thành lỗ chỗ cả bề mặt.

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 44)