Ván khuôn tạo khe:

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 55)

3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN

6.2.4. Ván khuôn tạo khe:

Đổ bê tông theo chia tiểu khu hoặc cá biệt đoạn đập cần lên cao trước, đặt ván khuôn ở rãnh ngang, sau khi tháo ván khuôn sẽ tạo thành khe.

Tại công trình Đồng Giai Tử đã áp dụng các loại tạo khe trên và tiến hành lập biểu so sánh như bảng 6-3.

Bảng 6-3. So sánh cách tạo khe với 100m2

Phương pháp tạo khe Chi phí

Nhân công Vật tư Máy móc Quản lý Cộng Máy cắt khe 58,59 345,80 204,76 91,37 700,88 Choòng lỗ thủ công 703,80 33,48 - 1090,89 1828,17 Choòng khí 253,92 33,48 581,44 393,58 1262,42 Chôn tấm thép tạo khe 51,56 296,80 13,24 79,91 441,51 Chôn tấm bê tông đúc sẵn 42,37 420,35 122,96 166,02 751,70 Ván khuôn 222,45 1579,83 356,70 344,81 2503,79

* Chú thích: Điều kiện thi công là đổ bê tông thông khoang 2 đoạn đập trở lên, ôtô trực tiếp vào khoang, chiều dày đầm chắc là 50 cm.

Từ bảng 6-3 cho thấy, choòng tay để tạo khe có chi phí lao động cao nhất nhưng chi phí cho máy móc vật tư thì lại ít nhất. Có thể áp dụng ở những nơi có mặt bằng chật hẹp hoặc giả khi máy bị trục trặc. Tạo khe bằng chôn thép tấm hoặc tấm bê tông đúc sẵn tương đối kinh tế nhưng cường độ lao động lớn, tính chuẩn xác vị trí kém. Dùng loại máy cắt để tạo khe là phương pháp tối ưu nhất.

Hiện còn đang tiếp tục cải tiến máy cắt khe. Ví dụ như lưỡi cắt dạng lá chuyển sang dạng trụ hoặc dao hình thang ngược, đổi vật lấp khe dạng tấm sang dạng vữa, hoặc rời v.v... có thể sẽ làm tăng các tính năng của nó.

Dùng máy cắt tạo khe có thể chuyển dạng khe liền thành khe đứt đoạn để giảm bớt khối lượng công việc và giảm giá thành.

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 55)