3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
7.1.2. Ván khuôn trượt:
Đã áp dụng thành công ván khuôn trượt ngang trên đập Upperstill Water có mặt phẳng đứng trên thượng lưu và mặt dốc ở hạ lưu. Hình 7-2 dùng ván khuôn trượt đã tạo thành bê tông thường thượng lưu, hạ lưu và trình tự thi công bê tông đầm lăn.
Bê tông được giữ bằng ván khuôn trượt cao 2,1m, dùng 6 đầm dùi để đầm tạo thành 2 đường bê tông thường cao 610mm, sau đó đổ bê tông đầm lăn 2 lớp, mỗi lớp dày 305mm. Mặt ngoài bê tông thường quét một lớp bảo dưỡng, mặt trong nuôi dưỡng bằng nước. Mặt trong của bê tông thường là mặt nghiêng cho phép đầm rung cỡ lớn tiếp cận. Đã tiến hành so sánh chỉ tiêu kinh tế ở đập này là kết luận là thi công theo ván khuôn trượt là kinh tế nhất như bảng 7-1
Bảng 7-1. Bảng so sánh giá ván khuôn mặt đập bê tông đầm lăn Loại ván khuôn Đơn giá (USD/m2)
Ván khuôn đúc sẵn 80,7 ~ 91,5
Dựng ván khuôn tại chỗ 91,5 ~ 129,2
Ván khuôn trượt 56,5
Tỉ lệ cấp phối bê tông của ván khuôn trượt dùng cốt liệu có đường kính tối đa là 25 mm, chất kết dính dùng 374 kg/m3 tỉ lệ nước keo là 0,37, độ sụt trung bình là 11,4 mm. Cứ mỗi 1 mét chiều dài bê tông thường thượng lưu và hạ lưu đổ 0,37m3 và 0,58m3.
Hình 7-2. Thi công ván khuôn trượt đập Upper Still water A - Bê tông thường thượng lưu B - Bê tông đầm lăn
C - Vai đường hạ lưu 1- Bê tông thường hình thành do ván khuôn trượt 2 - Bê tông đầm lăn tầng 1 3 - Bê tông đầm lăn tầng 2.
Áp dụng phương pháp này đổ bê tông thường trước có thể điều chỉnh được độ dốc mặt đập lại có tác dụng làm ván khuôn rất có lợi, không cần giá đỡ và ván khuôn khác, là biện pháp nên sử dụng trong bê tông đầm lăn.