Khống chế các công việc đổ đống, san, đầm lăn:

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 79)

3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN

9.3.1. Khống chế các công việc đổ đống, san, đầm lăn:

1. Giảm bớt sự phân ly của cốt liệu:

Hỗn hợp bê tông đầm lăn được tạo thành bởi hỗn hợp các nguyên vật liệu có mật độ khác nhau, và các độ hạt to nhỏ khác nhau. Trong khi trộn, vận chuyển, đổ đống rất dễ làm cho cốt liệu phân ly. Sau khi xuất hiện phân ly nếu xử lý không được bỏ qua sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông đầm lăn.

Để giảm nhẹ cốt liệu phân ly có thể áp dụng hàng loạt các biện pháp bao gồm từ khâu thiết kế đến khâu trộn, vận chuyển, đổ đống, san v.v... Các nội dung liên quan đã được giới thiệu ở các chương tiết trên, ở đây sẽ không nhắc lại nữa.

2. Khống chế chiều dày lớp đổ:

Công việc đầm chặt mặt đập được xác định thông qua các thí nghiệm đầm chắc, đối với bê tông và các công cụ đầm chắc đã định đầm lăn bao nhiêu lượt thì có thể đạt yêu cầu của thiết kế phải tuỳ thuốc chiều dày lớp bê tông đổ. Vì vậy chiều dày đổ thực tế phải không chế rất chặt chẽ, dung sai phải không chế trong phạm vi ± 3cm. Đổ dày quá, khó đầm chắc lớp dưới và sẽ làm giảm độ ninh kết của tầng dưới. Mặt san không

đều cũng làm ảnh hưởng đến sự làm việc của máy đánh sờm. Kiểm tra chiều dày đổ có thể dùng thước nivo lade.

3. Giảm bớt sự phá hoại và ô nhiễm của mặt tầng gồ ghề:

Các loại máy móc trong khoang phải nghiêm khắc không được rò rỉ dầu, khi phát hiện chỗ bị dầu làm bẩn thì phải xúc bỏ. Khi ô tô trực tiếp chạy vào khoang, thì trước khi vào khoang phải qua khâu rửa xe chờ cho thoát hết nước mới được vào.

Khi dùng máy ủi để san thì không quay đầu tại chỗ.

Khi chải và đục sờm, phải nắm vững thời gian, nếu thời gian quá sớm, dễ làm cho đá bị lay lắc lỏng, khiến mặt tầng kết hợp khộng chắc.

Mặt tầng phải giữ cho sạch và luôn ở trạng thái ẩm ướt cho đến khi phủ lên tầng bê tông mới thôi. Có thể tiến hành bằng phương pháp phun sương hoặc tưới nước.

4. Nắm chắc một số thời gian giãn cách:

Sau khi hỗn hợp bê tông ra khỏi máy trộn. Thời gian kéo dài thì tính năng của nó không ngừng biến đổi. Muốn được chất lượng tốt thì các khâu vận chuyển, đổ đống, san, đầm chắc cũng như đổ tầng trên là một khoảng thời gian quan trọng nhất, không được vượt qua thời gian cho phép qui định nếu không thì khó mà đảm bảo được hai tầng kết hợp tốt. Về điểm này đã được nêu ở phần trên.

Ngoài ra còn một số khoảng thời gian có liên quan mật thiết tới chất lượng của bê tông đầm lăn. Ví dụ như Học hội bê tông của Mỹ có đề xuất những yêu cầu sau:

(1) Thời gian từ khi hỗn hợp bê tông đầm lăn ra khỏi máy trộn đến khi đầm lăn xong, không vượt quá 40 phút.

(2) Hỗn hợp bê tông đầm lăn từ lúc nào khoảnh đổ đến khi bắt đầu lăn không được quá 10 phút.

(3) Chất đệm mặt tầng của mặt khe thi công, từ lúc san đổ đến khi phủ hết bê tông đầm lăn, không vượt quá 15 phút.

Hiển nhiên rằng nếu mấy khoảng thời gian nêu trên được thực hiện trong thi công thì vô cùng có lợi cho việc kết hợp mặt tâng có chất lượng cũng như bảo đảm chất lượng của bê tông đầm lăn. Có một số công trình qui định tiêu chuẩn tương đối nới rộng, có một số công trình lại không qui định rõ ràng.

Khoảng cách từ đổ nước trộn đến đầm lăn xong tầng trên là một khoảng thời gian gián cách quan trọng bậc nhất, tuy là biểu thị ở các hình thức khác nhau, với bất kỳ công trình nào đều phải nêu ra và phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 79)