Thiết bị thử và phương pháp thử:

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 82)

3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN

9.3.3. Thiết bị thử và phương pháp thử:

Thí nghiệm trong nhà dùng máy đo trở lực xuyên (hoặc máy tự động xác định thời gian ninh kết của bê tông). Xác định thời gian ninh kết ban đầu tại hiện trường thi công dùng máy đo thời gian ninh kết ban đầu hiện trường của bê tông đầm lăn.

1. Phương pháp xác định thời gian ninh kết ban đầu trong nhà của bê tông đầm lăn:

Xác định theo các bước sau:

(1) Sàng bỏ cát có đá lớn hơn 5mm

(2) Cân theo tỉ lệ cấp phối vữa cát bê tông đầm lăn để trộn lấy 16L mẫu thử vữa cát.

(3) Đổ vữa cát chia đều vào 4 khuôn thử hình lập phương có cạnh dài 15cm, để khuôn thử lên bệ rung. Đặt khối nặng đè lên mặt vữa cát, tổng trọng lượng để tính theo cường độ 2450 Pa. Sau khi rung, cạo gạt bổ vữa cát thừa trên bề mặt mẫu thử, lau bề mặt.

(4) Sau khi tạo hình xong mẫu thử lập tức dùng máy đo trở lực xuyên (hoặc máy xác định thời gian ninh kết của bê tông) để đo trở lực xuyên. Về sau cách 1 giờ lại đo trở lực xuyên một lần, cho đến khi trở lực xuyên của mẫu thử lớn hơn 30 MPa thì thôi. Để mẫu thử vào tủ nhiệt độ không đổi ở 20±20C, đậy tấm kính lên mặt khuôn để tránh nước bay hơi.

Trên đây là các bước thử. Khi đo đưa mẫu thử lên cân bàn, đọc trị số trọng lượng lúc này ghi lại làm số liệu gốc. Sau đó đưa đầu đo của máy cho tiếp xúc với bề mặt vữa cát. Ấn tay cầm của máy đo trở lực xuyên động, tăng tải đều trong 10s để đầu đo xuyên sâu vào vữa cát 25 mm. Ghi lại trị số độ lớn nhất chỉ trên cân bàn trong quá trình tăng tải trọng, lấy trị số này trừ đi số liệu gốc được áp lực xuyên. Lấy lực xuyên chia cho diện tích đầu đo (0,2 cm2) được trở lực xuyên.

Khi dùng máy đo tự động thời gian ninh kết của bê tông thì tốc độ tăng tải và thời gian đã được cố định sẵn trên máy đo, áp lực xuyên trực tiếp đọc trên đồng hồ áp lực kế trên máy.

Mỗi lần đo thử ở 3 điểm (3 điểm đo làm trở lực xuyên ở thời điểm đó). Khoảng cách giữa 2 điểm đo và giữa điểm đo với vách khuôn không nhỏ hơn 2 cm.

Lấy trở lực xuyên làm toạ độ ngang, thời gian thử làm trục toạ độ dọc, đem các kết quả đo ở các điểm vẽ thành đồ thị. Căn cứ vào tình hình phân bố cụ thể của các điểm đo, lấy điểm đo gần điểm chuyển tiếp chia thành 2 nhóm. Dùng ''phương pháp trung bình'' hoặc ''phương pháp nhân đôi tối thiểu'' đem các điểm đo của 2 nhóm lần lượt vẽ thành hai đường thẳng. Tìm giao điểm của 2 đường thẳng này, thời gian ứng với giao điểm là thời gian ninh kết ban đầu của hỗn hợp bê tông.

2. Phương pháp đo thời gian ninh kết ban đầu hiện trường của bê tông đầm lăn, các bước thao tác như sau:

(1) Đồng thời cùng lúc với việc trộn bê tông, theo tỉ lệ cấp phối vữa cát trong bê tông để trộn thành mẫu thử 50L, trong đó cát đã được sàng bỏ hạt lớn hơn 5 mm.

(2) Trên vị trí nhất định của bê tông đầm lăn hiện trường sau khi đã san đào một diện tích không nhỏ hơn 40 cm x 40cm, sâu 25 đến ~30 cm, đổ vữa cát thử vào trong hố, khi đó bề mặt mẫu thử cao hơn mặt bê tông.

(3) Đánh dấu lại vùng chu vi mẫu thử vữa cát, đậy lên mẫu thử một túi dệt bằng sợi nilon, tiến hành đầm lăn của mẫu thử lần hỗn hợp bê tông và cùng bảo dưỡng. Chú ý trong khi đầm lăn không được để đá rơi vào vữa cát. Đầm lăn xong tháo rỡ nilon đi.

(4) Trước tiên dựa vào thời gian ninh kết ban đầu để tính ra áp lực xuyên tương ứng rồi đem trừ đi trọng lượng của thanh trượt máy đo (hình 9-5) để làm tải trọng phụ khi đo hiện trường.

Hình 9-5. Máy đo thời gian ninh kết ban đầu hiện trường.

1. Đĩa chịu tải 2. Thước vạch 3. Thanh trượt 4. Vòng hãm 5. Ốc hãm thanh đo 6. Thanh đo 7. Chân 3 chạc

8. Vít chỉnh chân lên xuống 9. Tấm đệm chân

10. Quả dọi

(5) Đặt máy đo hiện trường lên mẫu thử vữa cát, điều chỉnh vít chân lên xuống của giá máy để cho máy thẳng đứng, vặn đại chốt để hãm thanh trượt, điều chỉnh êcu đầu đo để đầu đo vừa vặn tiếp xúc với mặt mẫu thử

(6) Vặn lỏng cái hãm để nới lỏng thanh trượt, cho tải trọng phủ lên đĩa đỡ tải cho tải tăng dần trong 10s. Sau 10s lập tức rỡ bỏ tải

trọng phụ, quan sát vạch đỏ thanh trượt ở phía trên đai hàm di chuyển, cự ly này chính là chiều sâu xuyên đo được. Mỗi lần đo 3 điểm, lấy trị số trung bình làm kết quả.

(7) Thời gian từ lúc đổ nước trộn bê tông đến khi xuyên sâu 25 mm là thời gian ninh kết ban đầu của hỗn hợp bê tông. Nếu xuyên sâu hiện trường nhỏ hơn 25 mm, chứng tỏ bê tông đã vượt quá thời gian ninh kết ban đầu, ngược lại xuyên sâu hơn 25mm chứng tỏ bê tông chưa đến ninh kết ban đầu, không cần xử lý mặt tầng thi công mà có thể tiếp tục lên tầng.

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 82)