Chống thấm bằng hỗn hợp Bitum:

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 67)

3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN

8.2.2. Chống thấm bằng hỗn hợp Bitum:

1. Nguyên liệu:

Hỗn hợp bitum là hỗn hợp các chất nhựa đường, chất độn, cốt liệu thô và cốt liệu mịn phối hợp theo một tỉ lệ nhất định. Căn cứ vào nhu cầu thay đổi đặc tính còn có thể trộn thêm các chất như cao su, nhựa, bột đá v.v...

2. Chiều dày:

Đã thử nghiệm hiệu quả chống thấm với các chiều dày lớp vữa cát bitum, kết quả như hình 8-2. Từ hình vẽ ta thấy, khi chiều dày lớp vữa cát bi tum là 4cm thì tính chống thấm tương đối tốt. Khi chiều dày vượt quá 6cm, chiều dày chống thấm tuy có tiếp tục tăng mà tính chống thấm không tăng lên được. Xét tới các nguyên nhân trong thực tế thi công như chất lượng tầng chống thấm, độ phẳng của mặt đập, các loại hình hỗn hợp bitum, tính thuận tiện trong thi công và khả năng cục bộ tầng chống thấm nứt v.v... khi đổ hỗn hợp bitum làm tầng chống thấm chọn chiều dày 5~10 cm là vừa phải.

Hình 8-2: Hiệu quả chống thấm của vữa cát bitum

3. Mặt phòng hộ:

Thông thường mặt thượng lưu đập bê tông đầm lăn có chiều thẳng đứng hoặc rất dốc, muốn đổ hỗn hợp bi tum phải dựng ván khuôn. Để tránh tác dụng phá hoại cơ học của tầng chống thấm bitum để ngăn chặn tính bất ổn định do lưu biến của tầng chống thấm hỗn hợp bitum, thường dùng tấm bê tông cốt thép đúc sẵn để làm mặt phòng hộ kiêm ván khuôn.

Các tấm phòng hộ được gắn chặt với thân đập bằng các móc neo. Đường kính của móc neo thường là 10~20mm, khoảng cách còn tuỳ thuộc kích thước của tấm mặt phòng hộ. Móc neo không xuyên thủng tấm mặt phòng hộ để tránh thép móc bị nước gỉ ăn mòn tạo thành các ống dẫn nước.

4. Nối tiếp với chung quanh:

Nối tiếp tầng chống thấm với xung quanh cũng là một phần cấu tạo quan trọng của cả hệ thống chống thấm, nối tiếp tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng chống thấm của cả khối. Sự nối tiếp tầng chống thấm với móng có thể đặt trong rãnh cắt thấm xẻ sẵn trong móng hoặc rãnh cắt thấm xẻ trong tầng bê tông thường, xem hình 8-3.

Hình 8-3: Đặt rãnh cắt thấm trên tầng đệm 1. Thép móc 2. Tấm mặt bảo vệ 3. Tầng chống thấm 4. Bê tông đầm lăn

5. Bêtông thường

Nối tiếp tầng chống thấm với phần đỉnh có thể áp dụng hình thức như hình 8-4. Một mặt nó bao kín lấy tầng chống thấm, mặt khác khi hỗn hợp bitum sử dụng lâu dài bị tụt thì được bổ sung. Hình 8-4. Hình thức nối tiếp phần đỉnh và tầng bitum chống thấm 1. Thép móc 2. Tấm mặt bảo vệ 3. Tầng chống thấm 4. Bê tông đầm lăn 5. Bê tông thường 6. Tấm ngăn nước

5. Lắp đặt tấm phòng hộ:

Trước khi lắp tấm phòng hộ, cần phải chải sạch cát đá bám lỏng lẻo nham nhở trên bề mặt bê tông rãnh kết hợp mặt đập và chân đập rồi quét lên một lớp bitum loãng (xăng:bitum = 70:30), mặt trong của tấm phòng hộ cũng được quét lớp bitum loãng này. Tất cả các bộ phận tiếp xúc với hỗn hợp bitum bao gồm cả tầng đổ hỗn hợp bitum đều phải giữ gìn sạch, khô ráo.

Sau khi đưa các tấm phòng hộ vào vị trí rồi thì dùng neo móc cố định lại. Khe hở giữa các tấm phòng hộ phải kết hợp chặt chẽ để phòng hỗn hợp bitum chảy ra.

Sau khi lắp xong các tấm phòng hộ, trước khi đổ bitum phải che đậy khoang chờ để các vật lạ không rơi vào. Còn phải cho thoát các nước mưa, nước ngầm và nước bảo dưỡng không để chảy vào mặt tầng xây dựng.

6. Chế tạo hỗn hợp bitum:

Bitum dẻo gia nhiệt bằng các ống đốt để chảy ra, nếu lượng dùng không nhiều thì có thể nấu chảy trong bể lửa, còn bitum rắn cho vào nồi để nấu.

Bi tum nóng chảy rót hoặc bơm vào nồi cho thoát nước, nhiệt độ được khống chế trong khoảng 120±100C.

Bitum sau khi đã thoát nước thì căn cứ yêu cầu của hỗn hợp khi đổ để xác định nhiệt độ cần thiết mà gia nhiệt. Nói chung bitum dẻo thì nhiệt độ cao nhất phải hạn chế ở dưới 1700C. Thời gian nhiệt độ không đổi (thời gian để lắng sau khi đạt nhiệt độ gia nhiệt) không được quá 6 giờ để tránh bitum biến chất hoá già.

Nếu trộn lẫn hai loại bitum hoặc trộn bitum với cao su, nhựa hoặc với các chất cao phân tử khác thì trộn trong khi gia nhiệt và phải tăng cường khuấy trộn.

Dùng máy sấy gia nhiệt để sấy cốt liệu, khi lượng công trình nhỏ thì có thể dùng mâm sấy hoặc nồi sấy. Nhiệt độ sấy cốt liệu tuỳ thuộc nhiệt độ ra lò của bi tum, thường thay đổi trong phạm vi 180~2000C.

Việc gia nhiệt cho chất độn có thể dùng lò sấy hoặc chảo gang để sấy, nhiệt độ sấy khống chế trong khoảng 1000C.

Trộn hỗn hợp bitum dùng máy trộn trục kép kiểu cưỡng bức. Vữa cát bitum có thể dùng máy trộn xi măng thông thường, Nhiệt độ ra khỏi máy tuỳ thuộc vào cự ly vận chuyển, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đổ yêu cầu. Thường thì nhiệt độ ra lò giao động khoảng 160~1900C.

7. Vận chuyển và đổ hỗn hợp bitum:

Trước khi vận chuyển ra mặt đập, hỗn hợp bitum từ xưởng trộn đổ vào thùng chứa. Dung tích của thùng chứa tương đối lớn cho nên tản nhiệt khó, cũng dễ dàng giải quyết việc bảo ôn. Nếu lượng công trình nhỏ có thể dùng xe đẩy bảo ôn kết hợp với thùng sắt nhỏ.

Đổ phân tầng lớp chống thấm bitum, tầng cao 25~50cm. Khi đổ hỗn hợp bitum vào khoang trống trong tấm phòng hộ, dùng gậy chọc để không khí mau chóng thoát ra. Tầng chống thấm chủ yếu là dựa vào trọng lượng có sẵn để lấp đầy và ép chặt, do đó yêu cầu phải có độ lưu động tốt. Độ lưu động của hỗn hợp lại phụ thuộc vào nhiệt độ nhất định. Theo thí nghiệm và kinh nghiệm thực tế công trình thì nhiệt độ đổ hỗn hợp không được thấp hơn 1400C. Để hỗn hợp bitum kết hợp chặt với mặt đập, thì trước khi đổ phải sấy khô mặt đập.

Một phần của tài liệu Công nghệ Bê tông Đầm lăn RCC (Trang 67)