Tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp Hạ Châu - Râu mèo trên thực nghiệm (Trang 67)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2. Tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết Diệp hạ châu – Râu mèo

Qua các tài liệu nghiên cứu độc lập đã chứng minh Diệp hạ châu có tác dụng hạ acid uric máu do cơ chế ức chế men xanthin oxidase; Râu mèo hạ acid uric máu bằng cơ chế kiềm hóa nước tiểu, từ đó làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Sự kết hợp Diệp hạ châu với Râu mèo là phối hợp cả 2 cơ chế: vừa ức chế tổng hợp acid uric trong cơ thể, vừa làm tăng thải acid uric ra ngoài qua đường tiết niệu.

Kết quả thực nghiệm cho thấy:

Lô chuột được uống cao chiết Diệp hạ châu với liều 200 mg/kg, lô chuột uống cao chiết Râu mèo với liều 200 mg/kg và cả 3 lô chuột uống cao chiết phối hợp Diệp hạ châu và Râu mèo theo tỷ lệ 4:1 đều có tác dụng hạ

acid uric máu cả khi điều trị dự phòng lẫn khi điều trị tăng acid uric kéo dài, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (tiêm kali oxonat) (P < 0,01). Và kết quả hạ acid uric của các lô chuột này đều không thấy khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chiếu bằng thuốc allopurinol liều 10 mg/kg.

Kết quả này cho thấy việc kết hợp Diệp hạ châu và Râu mèo rất có giá trị trong điều trị tăng acid uric máu vì các lý do sau:

Chỉ cần sử dụng 1/8 đến 1/2 liều so với khi điều trị bằng một thứ Diệp hạ châu hoặc Râu mèo riêng lẻ.

Hiện tượng tăng acid uric máu là một rối loạn chuyển hóa có liên quan đến các rối loạn khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, thừa cân béo phì… Do đó, lợi ích đầu tiên là cả Diệp hạ châu lẫn Râu mèo đều có tác dụng làm hạ huyết áp, hạ đường máu, ổn định tình trạng rối loạn lipid máu, nên sự phối hợp có thể sẽ làm tăng thêm hiệu quả điều trị.

Thêm vào đó, hai dược liệu này cùng có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu – một bệnh lý thường gặp và ngày càng gia tăng trong dân số, đặc biệt là ở những người bị tăng acid uric máu. [12], [69]

Như vậy, sự phối hợp sử dụng Diệp hạ châu với Râu mèo vừa đạt được mục tiêu hạ acid uric máu vừa có lợi trong việc điều chỉnh các rối loạn thường phối hợp với tình trạng tăng acid uric máu. Hy vọng rằng, dùng phối hợp Diệp hạ châu và Râu mèo sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho những người bị tăng acid uric máu hơn là chỉ sử dụng riêng lẻ từng loại dược liệu.

4.3. Tác dụng lợi tiểu

Cả 3 lô chuột uống cao đặc Diệp hạ châu 200mg/kg, lô uống cao khô Râu mèo 200mg/kg và lô uống cao chiết phối hợp 100 mg/kg Diệp hạ châu và 25 mg/kg Râu mèo đều thể hiện tác dụng lợi tiểu ở giờ thứ 4 và sau 24 giờ

uống thuốc đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (uống nước cất) (P < 0,05). Hiện nay, các thuốc lợi tiểu nguồn gốc hóa học thường có tác dụng phụ là tăng acid uric, tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu; trong khi đó, cao phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo vừa có tác dụng lợi tiểu, vừa có tác dụng hạ acid uric máu; thêm vào đó, Diệp hạ châu và Râu mèo đều có tác dụng hạ đường huyết, điều chỉnh rối loạn mỡ máu. Vậy, cao phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo rất có triển vọng trong việc sử dụng làm thuốc lợi tiểu.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp Hạ Châu - Râu mèo trên thực nghiệm (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)