GIỚI THIỆU DƯỢC LIỆU NGHIÊN CỨU 1 Diệp hạ châu đắng

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp Hạ Châu - Râu mèo trên thực nghiệm (Trang 28)

1.3.1. Diệp hạ châu đắng

Mô tả:

Cây Diệp hạ châu đắng có tên khoa học là Phyllanthus amarus Schum et Thonn., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây thân thảo, cao 40 – 70 cm, phân cành đều từ gốc, thân màu xanh, tròn, nhẵn. Lá mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành như lá kép lông chim, phiến lá hình bầu dục, gốc lá đối xứng, trên màu xanh nhạt, dưới mốc, gân phụ không rõ. Hoa đơn

tính, mọc ở kẽ lá, không có cánh hoa, màu xanh nhạt, hoa đực có cuống ngắn, xếp ở dưới hoa cái, hoa cái có cuống dài. Quả nang hình cầu, nhẵn, chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh 2 ngăn chứa 2 hạt, hạt hình tam giác đường kính 1 mm, hạt

chín có màu vàng nâu. Hình 1.1. Cây Diệp hạ châu đắng

Phân loại chống nhầm lẫn:

Tại Việt Nam có nhiều loài Diệp hạ châu mọc hoang dại như: Diệp hạ châu đắng, còn gọi là chó đẻ thân xanh, có tên khoa học là Phyllanthus amarus Schum et Thonn; loài Diệp hạ châu thân đỏ, hay chó đẻ răng cưa, có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. và vài loài Phyllanthussp khác... nên rất dễ bị nhầm lẫn. Về đại thể, giữa các loài Diệp hạ châu này có sự khác biệt:

Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa các loài Diệp hạ châu Bộ phận Diệp hạ châu đắng Phyllanthus amarus Diệp hạ châu đỏ Phyllanthus urinaria Lá Hình bầu dục, gốc lá đối xứng, gân phụ không rõ, trên màu xanh nhạt dưới mốc.

Hình bầu dục, gốc lá lệch, gân phụ rõ, trên màu xanh đậm dưới mốc. Thân - Cao > 40 cm - Phân cành đều từ gốc - Tròn nhẵn - Màu xanh - Cao < 50 cm - Phân cành trên cao - Thân có gốc lồi - Màu đỏ

Quả Màu xanh lục, cuống dài, lá đài phủ 1/3 quả

Màu đỏ, sần sùi, cuống ngắn, lá đài phủ 1/3 quả.

Thành phần hóa học:

Gồm phyllanthin C24H34O6, hypophyllanthin C24H30O7, nirathin C24H32O7, nirtetralin C24H30O7 và phylteralin C24H34O6

Tính, vị, quy kinh: Vị hơi đắng ngọt, tính mát. Vào kinh Phế, Thận.

Công năng, chủ trị: Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Chủ trị:

Tiểu tiện bí, tắc sữa, kinh bế, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Tác dụng dược lý:

Lâu nay, khi nói đến Diệp hạ châu, người ta thường nghĩ ngay tới tác dụng điều trị viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, dược liệu này còn có rất nhiều công dụng quan trọng khác nữa. Dựa vào các công trình nghiên cứu trong và

ngoài nước, cũng như nhiều kinh nghiệm sử dụng của các dân tộc trên thế giới, có thể tóm tắt một số công dụng chính của Diệp hạ châu như sau:

Điều trị viêm gan

Năm 1988 (Lancet, Oct 1st, 1988), Blumberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37 bệnh nhân viêm gan siêu vi B bằng Phyllanthus amarus (P – niruri), đạt kết quả 22/37 âm tính sau 30 ngày, các tác giả còn chứng minh hiệu quả đó là do Phyllanthus amarus ức chế men DNA polymerase của siêu vi viêm gan B. [9]

Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Heparin (bào chế từ cây Diệp hạ châu đắng – Phyllanthus amarus) trên người mang virus viêm gan B tại viện Pasteur Tp. HCM theo dõi trên 42 người cho thấy: Trước khi uống thuốc 100% HBsAg dương tính, sau liệu trình uống thuốc giảm được 8 người. Tại bệnh viện Trưng Vương (có 27 trường hợp) và bệnh viện 7A Tp.HCM tất cả các dấu hiệu lâm sàng đều mất sau 2 – 3 tuần điều trị. Riêng dấu hiệu gan to mất sau 4 tuần điều trị. Chưa ghi nhận có tác dụng phụ gì. [22]

Theo tác giả Nguyễn Phương Dung và cộng sự thì chế phẩm heparin bào chế từ Diệp hạ châu đắng có thể hồi phục tế bào gan bị thoái hóa do CCL4 là 99,9% sau 15 ngày điều trị. Nó làm cho tỷ lệ SGOT/SGPT gần về với trị số của lô chuột bình thường tương tự như nissel. Sau 15 ngày, thể trạng của chuột nhắt trắng bị gây độc CCL4 đã nhanh chóng hồi phục trong khi thể trạng nhóm uống nissel và không điều trị có xu hướng giảm dần. [35]

Hạ acid uric máu

Năm 2006, các tác giả Murugaiyah V, Chan KL đã chứng minh tác dụng hạ acid uric máu của Diệp hạ châu là do có thành phần phyllanthin, hypophyllanthin và nirathin. [33]

Một nghiên cứu tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Phương Dung về tác dụng hạ acid uric của cao chiết cồn Diệp hạ châu – Nghệ trên chuột nhắt, cho thấy cao chiết Diệp hạ châu với liều uống 20 g dược liệu khô / kg thể trọng làm giảm 58,48% acid uric máu (p < 0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và gần với trị số bình thường sau 14 ngày. [37]

Kháng khuẩn

Năm 2006, Mazumder A, Mahato A và Mazumder R đã nghiên cứu và kết luận rằng Phyllanthus amarus có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt là đối với các vi khuẩn gram âm gây bệnh lỵ và tiêu chảy nhiễm trùng. [30]

Chống oxy hóa

Theo Guha G, Rajkumar V, Ashok Kumar R, Mathew L thì Diệp hạ châu có tác dụng chống oxy hóa rất cao thông qua việc khử các gốc tự do, khả năng ức chế peroxy hóa lipid và chống lại tác dụng gây độc của Cr(IV) đối với tế bào (p < 0,05). Tác dụng này có thể do thành phần phenolic của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chống ung thư

Harikumar KB, Kuttan G, Kuttan R đã nghiên cứu và đưa ra kết luận Diệp hạ châu có khả năng ức chế khối u, chống lại sự tăng sinh nguyên hồng cầu ở chuột thử nghiệm [13].

Lợi tiểu, hạ đường huyết, hạ huyết áp

Theo kinh nghiện dân gian vùng Nam Mỹ, Diệp hạ châu được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu, hạ đường huyết, hạ huyết áp và đã được Srividya N, Periwal S chứng minh vào năm 1995. [2], [54]

Chống HIV

Diệp hạ châu không chỉ có tác dụng ức chế HIV trong ống nghiệm mà còn chống HIV trong cơ thể – đó là kết luận mà các nhà nghiên cứu thuộc

Viện vi sinh vật và vệ sinh, đại học Regensgurg – CHLB Đức, đã công bố vào năm 2004. [35]

Giải độc

Người dân Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc sử dụng Diệp hạ châu để điều trị mụn nhọt, đinh râu, rắn cắn, nhiễm giun. Kinh nghiệm dân gian Malaysia dùng điều trị viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo. Công trình nghiên cứu tại Viện dược liệu Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi sử dụng liều 10 – 50 g/kg Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thử nghiệm.

Tác dụng phụ

Cho đến nay, các nghiên cứu về Diệp hạ châu cho thấy chưa gặp bất cứ độc tính nào ngoại trừ hiện tượng gây chuột rút trong thời gian sử dụng thuốc. Để loại bỏ tác dụng phụ này chỉ cần giảm ½ liều điều trị. Các nhà khoa học cũng chưa nhận thấy có bất kỳ sự tương tác nào của Diệp hạ châu với các thuốc khác, khi cho chuột uống dịch chiết nước hoặc dịch chiết cồn Diệp hạ châu liều 5g dược liệu khô/kg thể trọng trong 14 ngày đã không thấy bất kỳ trường hợp tử vong nào, qua đó, ước tính LD50 của Diệp hạ châu là > 5g/kg thể trọng. Vì thế có thể sử dụng Diệp hạ châu trong thời gian dài để khôi phục sự bình thường của chức năng gan và giải độc cơ thể.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Tác dụng hạ acid uric của cao chiết Diệp Hạ Châu - Râu mèo trên thực nghiệm (Trang 28)