Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN

Một phần của tài liệu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đh tây nguyên (Trang 66)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN

3.2.1.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh về trí tuệ cảm xúc

Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những tri thức về trí tuệ cảm xúc nhằm giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với sự thành cơng trong cuộc sống hoạt động của con người, từ đĩ nẩy sinh nhu cầu thực sự muốn nâng cao EQ của mình.

Cách thực hiện:

- Tổ chức cho sinh viên nghe chuyên gia tâm lí nĩi chuyện chuyên đề về trí tuệ cảm xúc và hiệu quả của nĩ đối với cuộc sống, học tập của các em.

- Tổ chức cho các em thảo luận, nêu thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm… để chuyên gia giải đáp.

- Giới thiệu cho sinh viên các phương pháp luyện tập nâng cao trí tuệ cảm xúc củạ

3.2.1.2. Biện pháp 2: Tập luyện nâng cao kĩ năng nhận biết và bày tỏ xúc cảm

Trên cơ sở hiểu biết về trí tuệ cảm xúc, yêu cầu sinh viên phân tích, đánh giá lại những xúc cảm, những suy nghĩ và cách ứng xử của mình trong các tình huống mà các em đã giải quyết thành cơng. Thực chất đây là quá trình tập luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc theo các bước 2,3,4,5 mà các nhà tâm lí học đã đúc kết. Các yêu cầu (bước) này được thể hiện trong làm 4 bài tập thực hành sau:

Bài tập 1: Bằng hiểu biết của mình về trí tuệ cảm xúc, hãy nêu một tình huống mà anh (chị) đã gặp và phân tích sự nảy sinh, diễn biến của những cảm xúc, tình cảm của mình trong tình huống đĩ.

Bài tập 2: Hãy tường thuật lại một tình huống mà ở đĩ, nhờ chế ngự được sự tức giận của mình, anh (chị) khơng phạm sai lầm và giải quyết tốt tình huống. Bài tập 3: Hãy kể lại một tình huống mà ở đĩ anh (chị) đã nhận ra xúc cảm thật của người đối thoại (cha, mẹ, anh, chị, bạn bè…) đằng sau lời nĩi và hành vi của họ. Bài tập 4: Hãy kể lại một tình huống, trong đĩ anh (chị) vừa đánh giá đúng, tơn trọng và đồng cảm với người đối thoại, vừa giữ được lập trường quan điểm của mình, vì vậy đã giải quyết thành cơng tình huống đĩ.

3.2.2. Thử nghiệm biện pháp nâng cao TTCX của sinh viên

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN, chúng tơi xác định nội dung thực nghiệm gồm 2 biện pháp tác động đã trình bày ở trên.

3.2.2.1. Một số nhận xét về kết quả thực nghiệm

Các sinh viên tham gia thực nghiệm đều cĩ tinh thần trách nhiệm làm việc caọ

Qua buổi nghe chuyên gia tâm lý nĩi chuyện về trí tuệ cảm xúc và tổ chức thảo luận về vai trị của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống và đặc biệt đối với hoạt động học tập, các sinh viên tham gia thực nghiệm đều vui vẻ, phấn khởi vì được biết thêm về những tri thức khoa học mớị Hầu hết sinh viên thực nghiệm đều nêu ra những câu hỏi và đề nghị chuyên gia tâm lý giải đáp, đề nghị chuyên gia giới thiệu một số tài liệu về trí tuệ cảm xúc để tham khảọ

Khi nhận được 4 bài tập thực hành, lúc đầu cĩ một số sinh viên cịn bối rối vì họ khơng biết nên lựa chọn tình huống nào trong sơ rất nhiều tình huống mà họ đã giải

quyết thành cơng trong cuộc sống cũng như trong học tập, lo người nghiên cứu khơng hiểu đúng cảm nhận và suy nghĩ của họ… Sau khi được chuyên gia trao đổi, giải đáp yêu cầu và ý nghĩa của từng bài tập, sinh viên mới yên tâm làm việc. Đánh giá kết quả hồn thành các bài tập của 20 sinh viên thực nghiệm, nhìn chung phần lớn sinh viên đã hiểu đúng yêu cầu của bài tập và hồn thành với thời gian hợp lý với trách nhiệm caọ Cĩ nhiều sinh viên đã mơ tả và phân tích khá chi tiết diễn biến của quá trình cảm xúc ở mình trong khi xử lý tình huống.

Sau khi hồn thành 4 bài tập thực hành, sinh viên tiếp tục luyện tập nâng cao trí tuệ cảm xúc theo sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý. Đến tháng 9/2008 chúng tơi tiến hành đo lại trí tuệ cảm xúc của 20 sinh viên này bằng trắc nghiệm của D.Goleman. Kết quả điểm EQ của 20 sinh viên tham gia thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.15 và phụ lục 5.

3.2.2.2. Kết quả điểm EQ của nhĩm thực nghiệm

Từ số liệu ở phụ lục 4 cho phép lập bảng so sánh sự thay đổi giá trị trung bình điểm số EQ của nhĩm thực nghiệm trước và sau khi tác động.

Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình điểm số EQ của nhĩm thực nghiệm

Cặp so sánh N X Sd P

Trước tác động 20 89,00 18,1

0,26

Sau tác động 20 96,25 19,1

Kết quả ở bảng 3.14 thể hiện sự tăng lên đáng kể về điểm EQ trung bình của sinh viên theo hai thời điểm trước và sau khi áp dụng biện pháp tác động (96,25– 89.00 = 7.25 điểm) dù rằng sự khác biệt ở đây khơng cĩ ý nghĩa thống kê vì P = 0,26 > 0,05. Điều này cĩ thể là do thời gian thử nghiệm cịn ít và chưa triệt để nên chưa tạo ra được sự chuyển biến sâu sắc trong trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

Nếu dựa trên các phân loại mức độ trí tuệ cảm xúc thì sau thử nghiệm, trí tuệ cảm xúc của sinh viên đã tăng lên. Tỉ lệ sinh viên đạt mức “dưới trung bình” được hạn chế đáng kể, trong khi đĩ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao hơn. Từ đĩ cĩ thể khẳng định : Biện pháp tác động của đề tài đã tiến hành với nhĩm thực nghiệm là biện pháp cĩ hiệu quả, hợp lý và dẫn đến sự nâng cao EQ của sinh viên một cách đáng kể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, cĩ thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lí phức tạp, cĩ cấu trúc phức hợp gồm nhiều thành phần, cĩ tính độc lập nhưng khơng tĩnh tại mà nĩ cĩ thể phát triển khi cá nhân luyện tập và được giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trí tuệ cảm xúc được quan niệm như là năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm ,hịa cảm xúc vào suy nghĩ; hiểu và suy luận với xúc cảm; điều khiển và quản lý xúc cảm của mình và người khác. TTCX cĩ vai trị quan trọng đối với kết quả hoạt động của cá nhân, đặc biệt trong hoạt động học tập của sinh viên.

1.2. Mức độ trí tuệ cảm xúc (EQ) của sinh viên trường ĐHTN ở mức trung bình và dưới trung bình.

Điểm trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc qua từng câu và tồn bài trắc nghiệm cĩ sự phân bố khơng đều, phần lớn tập trung ở mức điểm 100.

Điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên giữa các lớp, năm học, giới tính, dân tộc cĩ sự chênh lệch nhaụ Tuy nhiên, sự chênh lệch này là khơng đáng kể.

Giữa điểm trí tuệ cảm xúc và kết quả học tập của sinh viên cĩ tương quan thuận với nhaụTuynhiên, sự tương quan này là khơng chặt chẽ.

1.3. Cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên, đặc biệt yếu tố gia đình và giáo dục nhà trường. Trong đĩ, yếu tố giáo dục nhà trường cĩ tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

1.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho phép rút ra kết luận: Cĩ thể nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trường ĐHTN bằng con đường luyện tập theo 2 biệnpháp phản ánh nội dung của 5 bước cơ bản dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý học.

Nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên bằng cách nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc, tạo ra nhu cầu phát triển trí tuệ cảm xúc ở sinh viên và tổ chức cho họ luyện tập theo 5 bước cơ bản. Đây là con đường phát triển trí tuệ cảm xúc hồn tồn đúng

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Trí tuệ cảm xúc là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển nhân cách nĩi chung và hoạt động học tập của sinh viên nĩi riêng. Do đĩ, gia đình, nhà trường, xã hội càn quan tâm nhiều hơn nữa đến cơng tác giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển trí tuệ cảm xúc của mình.

2.2. Nhà trường cần tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, phong phú, mang tính tập thể nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kĩ năng xã hội cũng như các năng lực trí tuệ cảm xúc.

2.3. Phối hợp với các chuyên gia tâm lí để tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình.

2.4. Việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho sinh viên cĩ thể lồng ghép vào một số mơn học hoặc xây dựng chuyên đề giáo dục trí tuệ cảm xúc riêng trong chương trình giáo dục của nhà trường.

2.5. Bản thân sinh viên phải ý thức đầy đủ tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống và hoạt động học tập của mình. Tự giác, kiên trì rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình theo các bước mà đề tài đã nêu rạ Xem đĩ là mục tiêu phấn đấu của bản thân.

2.6. Cần cĩ những nghiên cứu trên diện rộng và sâu hơn về trí tuệ cảm xúc nĩi chung, về vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc nĩi riêng cho sinh viên cũng như cho mọi người trong xã hộị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Caroll. Ẹ Izard (1992),Những cảm xúc của người, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Dung (2002), Bước đầu tìm hiểu trí thơng minh cảm xúc và thử đo

đạt trí tuệ này của giáo viên tiểu học, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nộị

3. Daniel Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc - Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ, Lê Diên dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nộị

4. Daniel Goleman (2003), Trí thơng minh cảm xúc, những vấn đề về phương pháp luận tiếp cận, Nguyễn Cơng Khanh dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nộị 5. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ cảm xúc - ứng dụng trong cơng việc, Phương

Thúy và Phương Linh dịch, NXB Tri thức, Hà Nộị

6. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển tâm lí học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nộị 7. Howard Gardner (1997), Cơ cấu trí khơn, NXB Giáo dục, Hà Nộị

8. John D. Mayer, D. R. Caruso, Peter Salovey (2003), Các mơ hình về trí thơng minh xúc cảm, Nguyễn Cơng Khanh dịch, NXB Giáo dục, Hà Nộị

9. John D. Mayer, D. R. Caruso, Peter Salovey (2003), Vấn đề lựa chọn một phép đo trí thơng minh xúc cảm, Nguyễn Cơng Khanh dịch, NXB Giáo dục, Hà Nộị

10. Nguyễn Cơng Khanh (2002), “Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí thơng minh xúc cảm”, Tạp chí Tâm lí học, số 11, tr. 3-14.

11. Nguyễn Cơng Khanh (2003), “Mơ hình lí thuyết về trí thơng minh cảm xúc”,

Tạp chí Giáo dục, số 61, tr. 14.

12. Trần Kiều và nhĩm nghiên cứu (2004), Nghiên cứu phát triển trí tuệ của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cơng nghệ cấp nhà nước, Mã số KX-05-06, Viện khoa học giáo dục, Hà Nộị

13. Lê Hồng Lợi (2006), Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Cao đẳng Văn hĩa nghệ thuật tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, Trường ĐHSP - Đại học Huế.

14. Hồng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nguyễn Văn Thiêm (2005),“Xúc cảm hướng dẫn sự lựa chọn”, Tạp chí Tâm lí học, số 2, tr. 45-46,53.

16. Trần Trọng Thủy (1997), Khoa học chuẩn đốn tâm lí, NXB Giáo dục, Hà Nộị 17. Nguyễn Huy Tú (2000), “Trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương pháp chẩn

đốn”, Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr. 78-80.

18. Nguyễn Huy Tú (2001), “Chỉ số trí tuệ cảm xúc cao - một tiền đề thành cơng của nhà doanh nghiệp, quản lí”, Tạp chí Tâm lí học, số 1, tr. 60-63.

19. Nguyễn Huy Tú (2003), “Trí tuệ theo quan niệm mới, đánh giá và giáo dục”,

Tạp chí Giáo dục, số 53, tr. 23-25.

20. Nguyễn Huy Tú (2004), Tài năng, quan niệm nhận dạng và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nộị

21. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2006), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nộị

22. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1991), Từ điển tâm lí, NXB Ngoại văn - Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em, Hà Nộị

23. Dương Thị Hồng Yến (2004), Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nộị

Một phần của tài liệu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đh tây nguyên (Trang 66)