Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của sinh viên

Một phần của tài liệu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đh tây nguyên (Trang 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của sinh viên

Xúc cảm, tình cảm của thanh niên sinh viên rất phong phú và mang nhiều màu sắc. Đặc biệt, tình cảm của các em rất sâu sắc và bền vững. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong tình bạn, tình yêu của các em.

Thanh niên sinh viên là lứa tuổi đã trưởng thành về mặt tâm sinh lý. Mỗi sinh viên đều cĩ nhu cầu về tình bạn và khao khát tình yêụ Chính tình bạn và tình yêu là niềm vui sướng trong cuộc sống, nguồn sức mạnh của sự sáng tạo và là nguồn cảm hứng khơng bao giờ cạn. Tình bạn, tình yêu là nhu cầu tình thần của con người nĩi chung và thanh niên sinh viên nĩi riêng.

Ở lứa tuổi này, nhu cầu về bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ rệt, mứcđộ sâu sắc trong tình bạn cũng được thể hiện đậm nét. Bên cạnh sự hiểu biết đầy đủ về nhau, tình bạn của các em cịn mang tính xúc cảm caọ Vì thế, bạn bè thường cĩ ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của các em.

Những biến đổi đặc trưng cho sự trưởng thành về các mặt thể chất, trí tuệ và đạo đức của thanh niên sinh viên đều liên quan và cĩ ảnh hưởng đến xúc cảm, tình cảm của các em. Cĩ thể nĩi, sức rung động mạnh mẽ, khả năng nhạy cảm cao, tình cảm phong phú, sâu sắc… là nét đặc trưng của lứa tuổi thanh niên lớn.

1.3.3. Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Sinh viên là một bộ phận thanh niên đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng. Họ là một nhĩm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển và hồn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ tri thức, lao động cĩ trình độ kỹ thuật caọ Trong bất cứ một giai đoạn lịch sử nào, thanh niên sinh viên luơn là lực lượng lao động, sáng tạo và là nguồn nhân lực cĩ chất lượng cao của xã hộị Sinh viên phần lớn ở vào tuổi từ 18 đến 24 tuổi với những đặc điểm tâm lý, xã hội đặc trưng cho lứa tuổi nàỵ

Ở lứa tuổi sinh viên, các em cĩ nhiều kinh nghiệm về các lĩnh vực tình cảm, đạo đức, văn hĩa… Các em rất linh hoạt, cĩ ĩc nhạy bén và khả nang phán đốn tốt. Những phẩm chất như: tính kỷ luật, tính tự kiềm chế, tính độc lập,… được củng cố và phát triển. Sinh viên cĩ khả năng kiềm chế bản thân trước những ham muốn tiêu cực, biết phân tích, đánh giá bản thân và các hiện tượng xã hộị

Do cĩ nhiều tri thức, kinh nghiệm sống nên sinh viên cĩ khả năng làm chủ những xúc cảm, tình cảm của mình; biết cách thể hiện, điều khiển những xúc cảm, tình cảm cho phù hợp với hồn từng hồn cảnh; thậm chí biết ngụy trang những tình cảm thật của bản thân.

Thanh niên sinh viên cĩ nhiều trải nghiệm trong các mối quan hệ giao tiếp. Vì vậy, các em cĩ khả năng đọc được những xúc cảm, tình cảm của người khác. Các em cĩ thể hiểu bằng trái tim và cĩ thể đáp lại một một cách tinh tế những diễn biến trong tâm hồn của người khác. Sự phát triển này đem lại những biểu hiện mới trong quan hệ của sinh viên với người xung quanh.

Mặc dù khả năng cảm nhận, thấu hiểu và biểu lộ cảm xúc của thanh niên sinh viên đã phát triển hơn so với lứa tuổi thanh niên học sinh nhưng khả năng kiểm sốt, quản lí và điều khiển xúc cảm cịn hạn chế nhất định.

Tổng kết chương 1: Qua việc phân tích các lí thuyết và kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở trên, chúng tơi thống nhất quan niệm của D. Goleman về trí tuệ cảm xúc. Xem đây là cơ sở lí luận để nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây nguyên.

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đh tây nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)