9. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Nội dung thực nghiệm
Việc nghiên cứu lí luận về trí tuệ cảm xúc, về quá trình nâng cao trí tuệ cảm xúc và thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN đã làm lộ ra con đường nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên, đĩ là nâng cao nhận thức và tổ chức luyện tập theo các bước cơ bản được các nhà tâm lí học đúc kết.
Các chuyên gia nghiên cứu trí tuệ cảm xúc như D.Goleman, P. Salovey, J. Mayer và một số nhà tâm lý học khác thì EQ là đại lượng dễ thay đổi và biên độ thay đổi cũng khá lớn. Họ cho rằng trí tuệ cảm xúc cĩ được phần lớn do con người học hỏi, luyện tập. Mỗi người đều cĩ thể rèn luyện để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình theo một số bước nhất định dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lí học. Các nhà tâm lí học đã chỉ ra 5 bước tập luyện cơ bản để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mỗi cá nhân.
Bước 1: Cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với sự thành cơng trong cuộc sống, hoạt động của cá nhân và thực sự cĩ nhu cầu nâng cao EQ của mình.
Bước 2: Cá nhân phải học cách phản ánh thế giới nội tâm của mình tức là gọi tên được xúc cảm đang diễn ra ở bản thân, lý giải được nguyên nhân của sự xuất hiện các xúc cảm đĩ, hiểu được mức độ ảnh hưởng của những xúc cảm này đến hành vi và cuộc sống của cá nhân.
Bước 3: Sau khi ý thức được thế giới xúc cảm, tình cảm của mình, cá nhân phải tự điều khiển xúc cảm của bản thân. Cụ thể hơn là cá nhân tập chế ngự các xúc cảm tiêu cực và tìm cách di chuyển chúng một cách cĩ lợi nhất như kìm chế cơn giận dữ, thốt khỏi sự lo lắng… đồng thời tìm cách duy trì các xúc cảm tích cực như lạc quan, cởi mở… Cĩ như vậy hành động của cá nhân mới luơn sáng suốt và tất nhiên họ sẽ dễ dàng đạt đến thành cơng. Cĩ thể nĩi, điều khiển xúc cảm bản thân là chìa khĩa thành cơng cho bất cứ người nào trong cuộc sống.
Bước 4: Cá nhân thực hành thấu cảm tức là thực hành kĩ năng nghe chủ động và qua sát để nhận ra được những xúc cảm của người khác cùng hoạt động và giao tiếp với mình để cĩ hướng giải quyết “thấu tình đạt lí”.
Bước 5: Trong khi thực hành thấu cảm với người khác, cá nhân phải đánh giá đúng và tơn trọng xúc cảm của đối tượng giao tiếp nhưng vẫn phải tập trung suy nghĩ và tình cảm của mình vào mục đích cần đạt tớị Đây chính là năng lực làm chủ xúc cảm của cá nhân trong các quan hệ giao tiếp xã hộị
Như vậy, quan niệm trên cho phép nhìn nhận trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lí phức tạp song cĩ thể điều khiển, điều chỉnh và phát triển được. Tuy nhiên, EQ của cá nhân khơng thể tăng ngay lập tức mà địi hỏi phải cĩ thời gian và sự kiên trì luyện tập của cá nhân. Dựa vào con đường phát triển TTCX mà các nhà tâm lý học thế hệ mới của Mỹ đã vạch ra, cĩ nhiều biện pháp tác động như: xây dựng tình huống để người học tự giải quyết hoặc tự phân tích những tình huống đã xảy ra trong cuộc sống của mình, xây dựng mơi trường gia đình thuận lợi, tổ chức nghe nĩi chuyện và thảo luận để nâng cao nhận thức cho người học…
Quá trình thử nghiệm được triển khai bằng hai biện pháp:
* Biện pháp 1: Tổ chức cho sinh viên nghe chuyên gia tâm lý học trình bày về vấn đề trí tuệ cảm xúc: khái niệm, bản chất, vai trị của nĩ đối với cuộc sống và học tập, các con đường nâng cao trí tuệ cảm xúc của cá nhân, sau đĩ thảo luận, giải đáp thắc mắc của sinh viên về vấn đề trí tuệ cảm xúc.
Mục đích của biện pháp này:
- Làm cho sinh viên nắm được tri thức cơ bản về bản chất, vai trị của trí tuệ cảm xúc, cách nâng cao trí tuệ cảm xúc.
- Làm nảy sinh nhu cầu nâng cao trí tuệ cảm xúc ở mỗi sinh viên.
* Biện pháp 2: Tổ chức cho sinh viên luyện tập theo các bước cơ bản dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý học.
Trước tiên giáo viên tiến hành thực hành 4 bài tập luyện tập 4 kỹ năng cơ bản của trí tuệ cảm xúc, trong đĩ địi hỏi sinh viên phải phân tích, đánh giá lại những xúc cảm, những suy nghĩ và cách ứng xử của mình trong các tình huống mà các em đã giải quyết thành cơng. Sau đĩ sinh viên vận dụng sự hiểu biết và các kĩ năng trí tuệ cảm
xúc của mình vào giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong các hoạt động nĩi chung và hoạt động học tập nĩi riêng.
Hai biện pháp này được tiến hành nối tiếp nhau nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho nhĩm khách thể chọn thử nghiệm tác động.
Cuối cùng tiến hành đo nghiệm EQ lần 2 bằng bộ trắc nghiệm của Daniel Goleman và so sánh kết quả 2 lần đo nghiệm trước và sau thực nghiệm để xác định hiệu quả của biện pháp tác động thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học.