Khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đh tây nguyên (Trang 36)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu thực trạng gồm 284 sinh viên thuộc khoa Kinh tế và khoa Sư Phạm trường Đại học Tây Nguyên.

* Cách chọn mẫu

Sau khi làm việc với ban lãnh đạo nhà trường, người nghiên cứu quyết định chọn mẫu như sau: chọn 2 khoa Sư phạm và khoa Kinh tế. Ở mỗi khoa chọn 2 nghành tiêu biểu, cụ thể:

- 28 sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn K05. - 23 sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn K06. - 24 sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn K07.

- 25 sinh viên ngành sư phạm Giáo dục Tiểu học K05. - 28 sinh viên ngành sư phạm Giáo dục Tiểu học K06. - 23 sinh viên ngành sư phạm Giáo dục Tiểu học K07.

Khoa Kinh tế chọn nghành Kinh tế Nơng Lâm và Kinh Tế QTKD: - 20 sinh viên ngành Kinh tế QTKD K05.

- 24 sinh viên ngành Kinh tế QTKD K06. - 24 sinh viên ngành Kinh tế QTKD K07. - 23 sinh viên ngành KTNL K05.

- 24 sinh viên ngành KTNL K06. - 20 sinh viên ngành KTNL K07.

Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu

Tham số

Tỷ lệ Mẫu

Loại khoa Loại ngành Giới tính

Sư phạm Kinh Tế NV TH KTNL QTKD Nam Nữ Số lượng 284 151 133 75 76 67 68 108 176 Tỉ lệ % 100 53,16 45,77 26,4 26,7 23,59 23,9 38,1 61,9

* Một vài nét về trường được chọn nghiên cứu

Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1977, nằm ở trung tâm thành phố Buơn Ma thuột, Đắc Lắc. Ra đời trong hồn cảnh hết sức đặc biệt khi miền Nam hồn tồn giải phĩng được 2 năm, đất nước nĩi chung và Tây Nguyên nĩi riêng cịn nhiều khĩ khăn, cơ sở vật chất, đội ngũ càn bộ của nhà trường cịn nhiều hạn chế. Với sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự phấn đấu khơng ngừng của tồn thể cán bộ viên chức, học sinh, sinh viên, trường đại học Tây Nguyên từ một cơ sở đào tạo nhỏ bé nay đã trở thành một trường đại học đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực; cĩ đội ngũ cán bộ trình độ chuyên mơn cao, cơ sở vật chất hiện đại… Quy mơ đào tạo của nhà trường đa dạng về ngành nghề.

Hiện nay trường cĩ 7 chuyên khoa đào tạo 32 chuyên ngành chính quy, 16 chuyên ngành phi chính quỵ Tổng số học sinh, sinh viên tồn trường là 11.361, trong đĩ học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số trong số chính quy là 1.656 chiếm tỷ lệ 21,6%. Đội ngũ cán bộ viên chức của nhà trường gồm 538, trong đĩ cĩ 355 cán bộ giảng viên đang trực tiếp giảng dạỵ

* Một vài nét về sinh viên thuộc mẫu nghiên cứu

Sinh viên thuộc mẫu nghiên cứu gồm 284 em thuộc năm 1, năm 2, năm 3, trong đĩ cĩ 63 sinh viên là người đồng bào dân tộc tộc thiểu số và số lượng sinh viên nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn sinh viên nam. Nhĩm sinh viên này đều nằm cĩ độ tuổi từ 18 đến 24, đang tham gia học tập trong các chuyên ngành sư phạm và kinh tế. Nhìn chung họ đều cĩ biểu hiện bình thường về mặt tâm sinh lí. Phần lớn sinh viên đều cĩ ý thức kỷ luật tốt, tích cực và sáng tạo trong cuộc sống và học tập.

2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đĩ phương pháp trắc nghiệm được xem là phương pháp chủ đạo, các phương pháp cịn lại là các phương pháp bổ sung, hỗ trợ.

2.2.3.1. Phương pháp trắc nghiệm

Để đo trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên, chúng tơi sử dụng bộ trắc nghiệm đo trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman.

* Mục đích: nhằm đo lường mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN. Tìm ra mối liên hệ giữa TTCX với kết quả học tập của họ.

* Nội dung trắc nghiệm

Bộ trắc nghiệm của D. Goleman gồm 10 câu hỏi, mỗi câu cĩ 4 phương án trả lời đã được PGS.TS Nguyến Huy Tú dịch sang tiếng việt (phụ lục 1). Bảng đáp án chấm điểm cho từng câu trong tồn bài trắc nghiệm và các mức độ xếp loại bản gốc của D. Goleman lấy từ trên mạng (phụ lục 3).

Mỗi câu cĩ 4 phương án trả lờị Đáp án tối đa cho mỗi câu trả lời là 20 điểm, điểm trắc nghiệm tối đa tồn bài là 200 điểm. Dựa vào tổng điểm trắc nghiệm để xếp thành 5 mức độ trí tuệ (phụ lục 2).

Cụ thể:

Câu 1. Mục đích nhằm đo sự phản ánh về nhận thức và thái độ của cá nhân trước một tình huống nguy hiểm. Theo đáp án, ngoại trừ phương án D - phản ánh sự thiếu hụt về nhận thức, cịn nếu chọn phương án A,B,C đều được điểm 20.

Câu 2. Nhằm đo khả năng đồng cảm và giúp đỡ người khác hịa nhập vào các mối quan hệ xã hộị Nếu lựa chọn phương án B được 20 điểm.

Câu 3. Mục đích nhằm đo sự nỗ lực, cố gắng vượt qua rào cản và cách thức để đạt mục tiêu đã đề ra từ trước. Phương án A = 20 điểm.

Câu 4. Mục đích nhằm đo khả năng kiên trì, chịu khĩ, khơng nản lịng trước những khĩ khăn trong cuộc sống. Lựa chọn phương án C = 20 điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 5. Nhằm đo thái độ phản ứng của nghiệm thể và tư cách là người quản lý văn hĩa trước một hành động xấu, vi phạm pháp luật của nhân viên cùng làm việc. Phương án C = 20 điểm. Thể hiện vai trị của nhà quản lý của một tổ chức trong việc định nghĩa các chuẩn mực của nhĩm. Tuyên bố cái gì được và khơng được khoan dung trong nhĩm là cách quan trọng để khuyến khích sự tơn trọng nhĩm.

Câu 6. Mục đích nhằm đo khả năng thuyết phục của nghiệm thể để kìm hãm nĩng giận của người khác trước một tình huống bất ngờ và khĩ chịu xảy rạ Lựa chọn phương án B,D = 20 điểm, C = 5 điểm.

Câu 7. Mục đích nhằm đo khả năng ứng xử của nghiệm thể trong khi đang cãi nhau to tiếng với người khác. Phương án A = 20 điểm.

Câu 8. Mục đích của câu này nhằm đo khả năng tổ chức làm việc cùng nhĩm của nghiệm thể. Đáp án B = 20 điểm.

Câu 9. Mục đích của câu này nhằm đo khả năng giúp đỡ người khác hịa nhập vào các mối quan hệ xã hội một cách tích cực bằng cách tạo ra cách thức cĩ thể kiểm sốt được đối với trẻ em sẽ khuyến khích sự tăng lên cảm giác về xã hộị Đáp án D = 20 điểm.

Câu 10. Mục đích của câu này nhằm đo khả năng lựa chọn những cơng việc phù hợp để giảm bớt các thách thức giúp cho sự ngăn cản thấp xuống và nâng cao sự vui vẻ để cĩ thể hồn thành tốt đẹp. Đáp án B = 20 điểm.

* Kĩ thuật tiến hành trắc nghiệm và xử lí kết quả

Kĩ thuật tiến hành trắc nghiệm

Tiến hành trắc nghiệm theo từng nhĩm - lớp, mỗi lớp cĩ khoảng hơn 20 sinh viên với 1 nghiệm viên. Trước khi tiến hành làm trắc nghiệm, chúng tơi giới thiệu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trắc nghiệm.

Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Phát cho mỗi sinh viên 1 bộ trắc nghiệm và 1 phiếu trả lời, yêu cầu sinh viên ghi đầy đủ thơng tin trên phiếu trả lờị

+ Bước 2: Hướng dẫn sinh viên làm trắc nghiệm, giới hạn thời gian là 20 phút. + Bước 3: Cho sinh viên tiến hành làm trắc nghiệm. Trong quá trình sinh viên làm trắc nghiệm chúng tơi theo dõi thái độ, tính độc lập và thời gian thực hiện của các em. Sau khi sinh viên hồn thành bài trắc nghiệm chúng tơi tiến hành phỏng vấn các em về những thuận lợi và khĩ khăn khi làm trắc nghiệm.

Kĩ thuật xử lí kết quả

Chúng tơi tiến hành xử lí kết quả trắc nghiệm theo các bước sau: + Bước 1: Chấm điểm thơ (chấm 2 vịng).

+ Bước 2: Dùng phần mềm SPSS for window để xử lí kết quả.

2.2.3.2. Phương pháp quan sát

Tập trung quan sát thái độ, tính độc lập và thời gian thực hiện bài trắc nghiệm của từng sinh viên nhằm thu thập thêm thơng tin về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo trí tuệ cảm xúc của sinh viên .

2.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn

Chọn một số bài trắc nghiệm để phỏng vấn những sinh viên làm nhanh nhất và chậm nhất về cách thực hiện, về những thuận lợi và khĩ khăn khi làm bài trắc nghiệm,… nhằm cĩ cơ sở phân tích sâu về mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn được thể hiện cụ thể ở phụ lục 4.

2.2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Với mục đích tìm hiểu mối quan tâm, sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề trí tuệ cảm xúc cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho các em ( phụ lục 3).

2.2.3.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu bảng điểm tổng kết cuối năm học, các sản phẩm khác của sinh viên nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và kết quả học tập của các em.

2.2.3.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Nhằm xin ý kiến chuyên gia thầm định những yêu cầu về mặt trí tuệ cảm xúc của sinh viên mà đề tài đã rút ra và một số vấn đề khác liên quan tới đề tàị

2.2.3.7. Phương pháp thống kê tốn học

Nhằm xử lí các số liệu thu được từ việc khảo sát thực trạng, chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS 11.5 for windows.

Bước 1. nhập vào máy các thơng số: nghành học, năm học, giới tính, kết quả học tập, điểm số trắc nghiệm của từng câu và của tồn bài trắc nghiệm.

Bước 2. Tính kết quả:

Tính điểm trung bình học tập của sinh viên trường ĐHTN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính điểm trung bình trắc nghiệm của sinh viên của trường, khoa, sinh viên nam, sinh viên nữ, sinh viên dân tộc.

Phân phối tần số theo tổng điểm.

Tương quan giữa kết quả học tập và điểm số trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đh tây nguyên (Trang 36)