Mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 71)

thành phố Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát [56]:

Phát triển thành phố Hà Tĩnh thành đô thị hiện đại, xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, giàu bản sắc, có khả năng cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc và tỉnh Hà Tĩnh. Xây dựng thành phố Hà Tĩnh trở thành một thành phố đô thị loại II vào năm 2020 có cấu trúc đô thị phát triển bền vững, đạt hiệu quả trong sử dụng đất đai; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong tƣơng lai.

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển [38,56]:

Khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững theo hƣớng tăng tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tạo ra giá trị hàng hoá cao phục vụ nhu cầu đô thị.

Đa dạng hoá huy động các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý đô thị, tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tăng cƣờng quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị. Xây dựng phát triển đô thị đi đôi với đảm bảo kỷ cƣơng, trật tự an toàn xã hội; xử lý tốt môi trƣờng sinh thái.

Một số nhiệm vụ chủ yếu:

- Phát triển thương mại dịch vụ từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Huy động các nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển các hoạt động thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, điện... đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo bán kiên cố và quy hoạch lại một số chợ trên địa bàn, xây dựng trung tâm Hội chợ triển lãm trên địa bàn Thành phố…

Khai thác tiềm năng lợi thế phát triển thƣơng mại- dịch vụ của Thành phố; phát triển các khu kinh doanh thƣơng mại- dịch vụ tập trung, các tuyến phố chuyên doanh; tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ xây dựng các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch.

Phấn đầu đến năm 2020, cơ cấu ngành kinh tế là: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 40%; thƣơng mại- dịch vụ: 55%; nông nghiệp- thuỷ sản: 5%.

- Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch theo hƣớng phát triển đô thị hiện đại, bền vững. Hoàn thành xây dựng quy hoạch hệ thống thoát nƣớc Thành phố, các khu đô thị, các điểm vui chơi giải trí, trung tâm văn hoá - thể thao, các khu chức năng, các công trình phúc lợi xã hội.

Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, thực hiện nghiêm việc xây dựng và phát triển theo đúng quy hoạch đƣợc phê duyệt. Nghiên cứu đề xuất UBND thành phố sớm thành lập Hội đồng tƣ vấn kiến trúc quy hoạch Thành phố.

Triển khai có hiệu quả dự án cây xanh đƣờng phố, phát triển hệ thống điện chiếu sáng các ngõ phố, điện trang trí, vƣờn hoa, các khu vui chơi ở các

địa bàn dân cƣ; đồng thời thƣờng xuyên quan tâm đầu tƣ nâng cấp hệ thống giao thông, thoát nƣớc...

Xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hƣớng đảm bảo đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế, thu hút đầu tƣ; chú trọng các dự án cải thiện môi trƣờng đô thị, chống ngập úng trong mùa mƣa bão; kêu gọi xã hội hóa đầu tƣ các công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi cộng đồng. Xây dựng kế hoạch đa dạng hóa huy động nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, vốn của doanh nghiệp, vốn ODA và huy động sức dân...

Tiếp tục vận động kêu gọi đầu tƣ các dự án: Đầu tƣ phát triển tổng thể kinh tế- xã hội Thành phố (1.500 tỷ đồng- vốn ADB), Dự án Thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải- 682 tỷ đồng (vốn ODA của Hàn Quốc), Dự án nâng cấp đô thị quốc gia- 2.500 tỷ đồng (theo QĐ 758 của Thủ tƣớng Chính phủ về nâng cấp các đô thị giai đoạn 2009- 2020).

Tăng cƣờng sự phối hợp và thực hiện tốt chế độ, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ. Tập trung quyết liệt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ đảm bảo tiến độ các dự án, nhất là các dự án trọng điểm, các dự án xây dựng các khu đô thị mới: Khu đô thị Hàm Nghi, khu đô thị Nam cầu Phủ...

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tập trung.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời lao động để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là đội ngũ công nhân lành nghề, thợ bậc cao. Huy động mọi nguồn lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khôi phục và phát triển các ngành nghề

truyền thống, du nhập các ngành nghề mới. Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi các khu đông dân cƣ hoặc đƣa vào các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên địa bàn Thành phố.

Hoàn thành việc đầu tƣ xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Thạch Đồng; Quy hoạch và xây dựng KCN Hạ - Môn gắn với phát triển cảng Hộ Độ và một số cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung khác.

Phấn đầu giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân hàng năm: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: từ 14- 15%, thƣơng mại- du lịch- dịch vụ: từ 20 - 21%, nông nghiệp - thuỷ sản: từ 4 - 5%.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng tạo ra giá trị hàng hoá cao phục vụ nhu cầu đô thị; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tập trung chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá phục vụ đô thị. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 01/TU của Tỉnh uỷ; khuyến khích đầu tƣ; đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất. Tổ chức lại ngành chăn nuôi theo vùng, gia trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Phát triển đa dạng các hình thức nuôi trồng thuỷ sản theo hƣớng thâm canh, bán thâm canh gắn với du lịch sinh thái.

Đầu tƣ hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, các công trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; cấp nƣớc sinh hoạt và các thiết chế văn hóa, xã hội. Xây dựng một số chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Phát triển các loại hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng

kinh tế tập thể, nhất là các tổ hợp tác, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp đô thị.

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính - ngân sách; tạo điều kiện phát triển hệ thống tín dụng- ngân hàng, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng đồng bộ các giải pháp về thu - chi ngân sách trên nguyên tắc thu hút đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc, phấn đấu nguồn thu đạt mức tăng bình quân trên 25%/năm. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và các quy định quản lý ngân sách Nhà nƣớc và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác thu ngân sách. Khai thác tối đa nguồn thu từ quỹ đất trên địa bàn.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tƣ từ ngân sách Thành phố theo hƣớng ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trƣờng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính, ngân sách theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả. Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra công tác quản lý tài chính, ngân sách và các khoản đóng góp của nhân dân. Quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhất là khu vực sản xuất, dịch vụ.

- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Đầu tƣ tôn tạo, bảo tồn các di sản văn hoá vật thể gắn với hoạt động du lịch để phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó tập trung trùng tu tôn tạo di tích Võ Miếu; xây dựng Khu di tích lịch sử Núi Nài, Nhà truyền thống

Thành phố; khôi phục Văn Miếu. Hoàn thành xây dựng Thƣ viện Thành phố, Công viên Trung tâm, Trung tâm huấn luyện thể dục- thể thao của Thành phố. Phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan tạo điều kiện đầu tƣ xây dựng các công trình văn hóa- thể thao trên địa bàn, nhƣ: Đền thờ Quan Quận (xã Thạch Hạ), Trung tâm, Khu liên hợp thể thao mới của tỉnh...

Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và đến năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học trong toàn Thành phố.

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục gắn với đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo. Từng bƣớc thực hiện việc chuyển đổi loại hình trƣờng mầm non và khuyến khích phát triển các loại hình tƣ thục đối với các trƣờng mầm non, phổ thông và dạy nghề. Tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hƣớng chuẩn hoá. Xây dựng trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao ở các cấp học. Huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống trƣờng học đạt chuẩn quốc gia và tăng cƣờng cơ sở vật chất các trƣờng học.

Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lƣợng, hƣớng tới mục tiêu xây dựng Thành phố thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao của tỉnh. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng KHCN vào quản lý, sản xuất, kinh doanh. Quan tâm bố trí ngân sách hợp lý cho các dự án, chƣơng trình về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ.

Củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động, cơ sở vật chất của các trạm y tế phƣờng, xã. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ. Xây dựng Bệnh viện Thành phố hiện đại, đảm bảo điều kiện phục vụ nhân dân.

Phát triển các loại hình, hệ thống y tế ngoài công lập. Thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 71)