Thứ nhất là cần tăng cường sự phối hợp. Kinh nghiệm từ các nƣớc tiên tiến trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc đều cho thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vốn đầu tƣ công phải phối hợp cung cấp thông tin phản hồi để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động quản lý ngày càng hoàn thiện và nâng cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ.
Thứ hai là chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy nhân tố con ngƣời, kỹ năng quản lý luôn đƣợc coi trọng. Phải tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tƣ XDCB có năng lực trình độ chuyên môn phù hợp, có tƣ cách đạo đức công vụ tốt.
Thứ ba là phải minh bạch trong quản lý. Đây là vấn đề cốt lõi từ kinh nghiệm của các nƣớc và các địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ. Phải thực hiện công khai minh bạch các quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tƣ, quy định trách nhiệm rõ ràng từng khâu, từng nội dung trong quản lý vốn đầu tƣ. Đa dạng hóa các hình thức giám sát, tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân, của cộng đồng trong kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tƣ.
Thứ tư là nâng cao chất lượng và hiệu lực các kết luận đánh giá. Thực hiện đánh giá khách quan (cả đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài) và đầy đủ các dự án, chƣơng trình dựa trên kết quả thực hiện. Các kết luận đánh giá phải đƣợc sử dụng để rút kinh nghiệm cho các năm sau, làm cơ sở để thƣởng phạt nhằm tránh lặp lại các sai lầm trong quản lý, tổ chức thực hiện.
* * *
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2012