0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH (Trang 36 -36 )

Nhóm các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng tới quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc bao gồm năng lực của ngƣời lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý vốn; tổ chức bộ máy quản lý, quy trình nghiệp vụ; và công nghệ quản lý vốn.

- Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN

Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng rất lớn đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng, thông qua việc đề ra các chiến lƣợc về ngân sách, lập kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả có sự phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các nhân viên cũng nhƣ các khâu, các bộ phận quản lý vốn đầu tƣ ở địa phƣơng. Nếu năng lực của ngƣời lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý việc triển khai thực hiện sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng vốn đầu tƣ dàn trải, phân bổ vốn không hợp lý, có thể dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí NSNN, không thúc đẩy đƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN tại địa phƣơng lại đóng vai trò quyết định đến hiệu quả quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực

chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB, kiểm soát đƣợc nội dung sử dụng vốn, nguyên tắc và các quy định về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nƣớc.

- Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN

Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận, từng khâu quản lý, mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý trong quá trình lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu, quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ, kiểm tra giám sát và đánh giá đầu tƣ có tác động rất lớn đến quá trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng quản lý, hạn chế sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý đƣợc thiết kế càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng thông tin tới cấp ra quyết định quản lý vốn đầu tƣ XDCB, giảm thiểu các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn địa phƣơng.

- Công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý vốn đầu tƣ XDCB

Vai trò to lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống ngày nay đã đƣợc thực tiễn chứng minh trên rất nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực quản lý ngân sách nói chung và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nói riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đƣợc triển khai sâu rộng vào hầu hết các quy trình, nội dung quản lý và đã giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo đƣợc tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho việc cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì vậy, công nghệ thông tin là một trong những nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn địa phƣơng.

1.3 Kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về quản lý VĐT XDCB từ NSNN

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Hàn Quốc[21,48]: Sau khủng hoảng kinh tế 1997 các nhà nghiên cứu đã rút ra một số nguyên nhân của các tồn tại yếu kém trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước như sau:

Một là, thiếu sự hợp tác của các cơ quan chức năng. Không có hệ thống trao đổi thông tin về thẩm định, kiểm toán, kiểm tra đã đƣợc thực hiện giữa các cơ quan chức năng, thiếu sự phối hợp, sự kế thừa, mỗi cơ quan chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình làm cho quá trình quản lý mang tính rời rạc và không rút ra đƣợc các biện pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ.

Hai là, cán bộ quản lý thiếu chuyên nghiệp và không đƣợc đào tạo đầy đủ, phù hợp.

Ba là, không rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan quản lý và chƣa thực hiện đƣợc kiểm toán độc lập (cơ quan thực hiện dự toán, thực hiện ngân sách đồng thời là cơ quan kiểm tra, kiểm toán)

Bốn là, hƣớng dẫn đánh giá đầu tƣ không phù hợp thực tế, hiệu lực của các đề nghị sau đánh giá thấp, không có tính pháp lý và ràng buộc. Các phƣơng pháp đánh giá đơn giản và áp dụng giống nhau cho tất cả các dự án. Công tác đánh giá nhƣ là nhiệm vụ hành chính, các kiến nghị đề xuất sau đánh giá không đƣợc xem xét áp dụng cho các quá trình kế tiếp.

Từ đó, bên cạnh việc khắc phục các tồn tại yếu kém trên, các nhà quản lý còn đề ra các cải cách trong quản lý chi tiêu công như:

+ Đƣa ra nhiều biện pháp để đảm bảo chi đầu tƣ công liên tục đƣợc giám sát và đánh giá cẩn thận, nhƣ: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chƣơng trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc

chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động; Tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí… Để thực hiện đƣợc điều này, Hàn Quốc có cơ chế khen thƣởng rõ ràng đối với những giải pháp đƣợc chấp thuận.

+ Áp dụng các phƣơng pháp mới trong quản lý: Thực hiện đầu tƣ dựa trên nguồn ngân sách; Kiểm tra việc hoàn thành thực hiện; Nghiên cứu khả thi sơ bộ; Khuyến khích khen thƣởng cho tiết kiệm chi tiêu, thực hiện chi tiêu có hiệu quả.

+ Hệ thống ngân sách đƣợc thực hiện và quản lý tập trung, Chính phủ ban hành khung chi tiêu trung hạn (5 năm) cùng với chính sách ngân sách từ trên xuống.

Nhật Bản [21,50]: Là quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, đi trước nước ta nhiều năm, vì vậy các kinh nghiệm về quản lý, triển khai các chương trình chính sách công của Nhà nước rất đáng được quan tâm xem xét. Qua nghiên cứu một số tài liệu, việc thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công của Nhật Bản có một số nội dung đáng quan tâm như sau:

Thứ nhất, chính phủ Nhật Bản xây dựng các quy định pháp luật thúc đẩy đảm bảo chất lƣợng công trình xây dựng cơ bản của nhà nƣớc bắt đầu từ việc lựa chọn nhà thầu xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo năng lực thi công công trình

Thứ hai, bên cạnh cơ quan quản lý và điều hành đầu tƣ công ngoài chính phủ và các tập đoàn công cộng còn có các tổ chức hợp tác đầu tƣ giữa nhà nƣớc và tƣ nhân

Thứ ba, thực hiện giám sát đánh giá chính sách cả từ nội bộ và từ bên ngoài. Chính phủ ban hành Luật đánh giá chính sách có hiệu lực từ năm 2001, tất cả các bộ chịu trách nhiệm đánh giá nội bộ tất cả các chính sách, chƣơng

trình thuộc bộ quản lý; ngoài ra còn quy định về giám sát đánh giá từ bên ngoài nhằm kiểm chứng lại những giám sát đánh giá nội bộ. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc phân bổ ngân sách. Tất cả các báo cáo đánh giá chính sách đƣợc phát hành hàng năm để cho tất cả các đối tƣợng liên quan, quan tâm đến giám sát đánh giá chính sách đều có thể đƣợc tiếp cận.

1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng [57]

Đà Nẵng là địa phương được ghi nhận nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu có liên quan về quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn, có thể rút ra một số kinh nghiệm tốt về quản lý vốn đầu tư ở Đà Nẵng như sau:

Thứ nhất, ban hành kịp thời, cụ thể các quy trình quản lý đƣợc phân công phân cấp trách nhiệm cho địa phƣơng thực hiện

Thứ hai, công khai hóa trên nhiều phƣơng diện để tất cả mọi ngƣời quan tâm tìm hiểu thực hiện cũng nhƣ giám sát cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện

Thứ ba, phát huy vai trò quyết định của ngƣời lãnh đạo, ngƣời đứng đầu, đặc biệt trong xử lý các vấn đề nhạy cảm xung yếu, trong việc đôn đốc gây áp lực trách nhiệm đối với việc thực thi công vụ của cán bộ công chức thuộc bộ máy quản lý nhà nƣớc.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh

Thứ nhất là cần tăng cường sự phối hợp. Kinh nghiệm từ các nƣớc tiên tiến trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc đều cho thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vốn đầu tƣ công phải phối hợp cung cấp thông tin phản hồi để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động quản lý ngày càng hoàn thiện và nâng cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ.

Thứ hai là chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy nhân tố con ngƣời, kỹ năng quản lý luôn đƣợc coi trọng. Phải tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tƣ XDCB có năng lực trình độ chuyên môn phù hợp, có tƣ cách đạo đức công vụ tốt.

Thứ ba là phải minh bạch trong quản lý. Đây là vấn đề cốt lõi từ kinh nghiệm của các nƣớc và các địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ. Phải thực hiện công khai minh bạch các quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tƣ, quy định trách nhiệm rõ ràng từng khâu, từng nội dung trong quản lý vốn đầu tƣ. Đa dạng hóa các hình thức giám sát, tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân, của cộng đồng trong kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tƣ.

Thứ tư là nâng cao chất lượng và hiệu lực các kết luận đánh giá. Thực hiện đánh giá khách quan (cả đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài) và đầy đủ các dự án, chƣơng trình dựa trên kết quả thực hiện. Các kết luận đánh giá phải đƣợc sử dụng để rút kinh nghiệm cho các năm sau, làm cơ sở để thƣởng phạt nhằm tránh lặp lại các sai lầm trong quản lý, tổ chức thực hiện.

* * *

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2012

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà tĩnh hội trên địa bàn thành phố Hà tĩnh

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Tĩnh

Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Hà tĩnh và nằm ở trung độ so với hai cụm kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 360km và Vinh 50km về phía Bắc, cách thành phố Huế 314km về phía nam và cách biển Đông 12,5km. Hiện nay, thành phố Hà Tĩnh gồm 16 đơn vị hành chính (10 phƣờng, 6 xã) với tổng diện tích tự nhiên 5.662,92ha.

Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tƣơng đối bằng phẳng và thấp dần theo hƣớng từ Tây sang Đông, với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nƣớc biển do đó khả năng thoát nƣớc của thành phố tƣơng đối tốt. Tuy nhiên về mùa lũ thì vùng rìa phía Đông thƣờng phải chịu ảnh hƣởng của thủy triều nên hay bị ngập lụt.

Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà tĩnh

Từ một thị xã nhỏ bé, đến nay thành phố Hà Tĩnh đã phát triển, mang diện mạo, dáng vóc của một thành phố trẻ, hiện đại. Giai đoạn 2008-2012, kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm 16%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng phát triển kinh tế đô thị, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 62,3%, thƣơng mại - dịch vụ 33%, nông nghiệp -

thủy sản 4,56%. Nếu nhƣ năm 2000, tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt 10,2%, thu ngân sách 7,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 4,5 triệu đồng, thì năm 2012, tăng trƣởng kinh tế đạt 16,5%, thu ngân sách gần 418 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 25 triệu đồng.

Nhiều công trình trọng điểm nhƣ: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải; các tuyến phố mới nhƣ: Hàm Nghi, Hải Thƣợng Lãn Ông kéo dài, đại lộ Xô-viết Nghệ Tĩnh… đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, đến nay đã hoàn thành, đƣa vào sử dụng. Ngoài ra, thành phố đã quy hoạch 7 khu đô thị với diện tích gần 1.000 ha, cơ bản hoàn thành 5 khu hạ tầng với hơn 1.200 lô đất ở Đồng Trọt (phƣờng Thạch Quý), Đội Thao (Thạch Trung), khu dân cƣ phía Đông đƣờng Nguyễn Huy Tự, đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông kéo dài và hạ tầng kỹ thuật hai bên đƣờng. Nhờ đó, nhiều khu phố mới đƣợc chỉnh trang, những khu dân cƣ, dãy nhà cao tầng kiến trúc hiện đại bên những đƣờng phố hình ô cờ đƣợc hình thành, góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới.

Bên cạnh công tác đầu tƣ, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, thành phố Hà Tĩnh luôn coi trọng ý thức, chất lƣợng của những cƣ dân đô thị, với việc ban hành, bƣớc đầu triển khai có hiệu quả 4 đề án văn hóa, xã hội, góp phần hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong mỗi cƣ dân thành phố.

Ngoài ra, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tiếp tục đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Đến thời điểm hiện tại, thành phố có 2 xã đạt 13-16 tiêu chí (Thạch Hạ, Thạch Môn), 1 xã từ 10-12 tiêu chí (Thạch Trung), 1 xã đạt trên 5 tiêu chí và 2 xã còn lại đạt dƣới 5 tiêu chí. Thông qua phong trào, thành phố đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

2.2. Tình hình thực hiện đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012

2.2.1 Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Trong giai đoạn 2008-2012, vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn Thành phố đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 2.1: Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN so với tổng vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn TP Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN Tỷ lệ % 2008 553 136 25% 2009 805 167 21% 2010 1.777 232 13% 2011 1.390 468 34% 2012 1.491 524 35%

Nguồn: Chi cục thống kê TP Hà tĩnh; KBNN Hà Tĩnh

Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2008-2012 vốn đầu tƣ từ nguồn

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH (Trang 36 -36 )

×