Công ty ôtô Toyota Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 48)

2.1.3.1. Giới thiệu doanh nghiệp.

Công ty ô tô Toyota Việt Nam được thành lập ngày 5 tháng 9 năm 1995, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1996 với tổng vốn đầu tư là 89,6 triệu USD.

Lĩnh vực hoạt động chính:

- Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại

- Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam

- Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam.

Sản phẩm của công ty gồm có:

- Các sản phẩm sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam: Hiace, Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Vortuner

- Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser,, Hilux.

Với sự nỗ lực hết mình của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Công ty Toyota Việt Nam đã đạt công suất 20.000 xe/năm/2 ca làm việc.

43

Về đối tác, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa 3 đối tác lớn là:

- Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%)

- Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (20%)

- Công ty TNHH KUO Singapore (10%)

Nhân lực: hiện nay Công ty có gần 1.400 cán bộ công nhân viên (bao gồm cả nhân viên mùa vụ)

Ban giám đốc của Công ty:

- Tổng giám đốc: Ông Akito Tachibana

- Phó tổng giám đốc: Bà Đặng Phan Thu Hương

2.1.3.2. Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Có thể nói, nhắc đến văn hóa doanh nghiệp Toyota không thể không nhắc đến sự đóng góp của những người sáng lập, đặc biệt là dòng họ Toyoda. Toyoda Sakichi được sinh ra trong một ngôi làng nghèo ở miền núi vùng phía tây hồ Hamana (làng Yamaguchi, lãnh địa Yoshida, vùng Mikawa, nay là thành phố Kosai thuộc tỉnh Shizuoka), kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cần mẫn nỗ lực và bản chất tiết kiệm. Ông đã phát minh ra máy dệt và cả một đời tạo dựng tài sản nhờ vào việc thực hiện một lối sống tiết kiệm, chính nhờ vậy mà Toyoda Kiichiro sau này có thể dùng tài sản đó làm tiền vốn xây dựng sự nghiệp chế tạo xe hơi. Vùng đất Mikawa thời bấy giờ thấm nhuần tư tưởng của Ninomiya Sontoku và Nichiren7 , và tư tưởng này đã có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tập quán tư duy của Sakichi.

Tập quán tư duy của Sakichi đã được con trai ông là Toyoda Kiichiro viết thành văn bản, chính là “Cương lĩnh Toyota”.

1. Trên dưới một lòng, trung thành phụng sự, tạo thành quả để lập công báo quốc.

44

3. Tránh xa những điều hoa mỹ, đạt đến mức vững chãi kiên cường. 4. Phát huy tình thân ái đối với bạn bè bằng hữu, xây dựng thuần phong mỹ tục trong gia đình.

5. Tôn trọng những điều răn của Thần Phật, sống một cuộc đời cảm tạ báo ân.

Cương lĩnh Toyota đã trở thành triết lý kinh doanh của những công ty như công ty dệt tự động Toyoda, công ty Denso8 , công ty chế tạo thân xe hơi Toyota, công ty Aisin Seki v.v...

Cống hiến lớn nhất của dòng họ Toyoda là đã nghĩ ra phương thức sản xuất Toyota hay còn gọi là “phương thức kanban” (kanban: những tấm thẻ hoặc mẩu giấy thông báo mọi dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất) và đã áp dụng nó vào thực tiễn. Chắc cũng không cần bàn đến việc phương thức sản xuất này đã góp phần vào sự lớn mạnh của Toyota sau này như thế nào. Ngoài ra cũng còn rất nhiều người đã kế thừa và phát thuy tập quán tư duy của Toyota. Trong số đó có Toyoda Eiji, người đã đồng cam cộng khổ với Kiichiro, đã kế thừa tập quán tư duy của Sakichi, Kiichiro, ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển Toyota sau này.

Như vậy, với 70% vốn góp, Công ty ô tô Toyota Việt Nam được coi như là một công ty con của tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản. Vì lẽ đó, nghiễm nhiên Công ty ô tô Toyota Việt Nam có đầy đủ những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp cũng như được thừa hưởng những thành quả xuất sắc của phương thức Toyota.

Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ô tô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, trong suốt 14 năm qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã nỗ lực không ngừng để có sự tăng trưởng liên tục với thành tích kinh doanh đầy ấn tượng. Đến nay, TMV đã thực sự trở thành nhà sản xuất ô tô liên doanh hàng đầu với thương hiệu sản phẩm đầy uy tín đối với người tiêu dùng Việt Nam

Xuất phát từ quan điểm tôn trọng và hết lòng phục vụ lợi ích của khách hàng và cộng đồng: Với khách hàng, TMV nỗ lực tận tâm với niềm tri ân sâu sắc và khẩu hiệu phục vụ “Khách hàng là trên hết”. Với đối tác, TMV luôn cam kết hoàn thành tốt trọng trách là người cầm lái để cùng nhau phát triển. Với nhân viên, TMV luôn ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực và cống hiến của mỗi cá nhân trong thành công của mình. Chính quan điểm kinh doanh mang tính nhân văn đã tạo nên ý thức trách nhiệm hàng đầu trong mọi hoạt động hàng ngày của Công ty để luôn xứng đáng là công dân tốt trong cộng đồng sở tại với 3 mục tiêu trọng tâm phải đạt, đó là: Làm hài lòng khách hàng; Đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà; và Đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội và cộng đồng.

Với niềm tin vững chắc và kỳ vọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô VN, sự thịnh vượng đi lên của quốc gia, tình yêu với con người và thiên nhiên

45

xanh của Việt Nam, TMV đang nỗ lực không ngừng để ngày càng lớn mạnh và cùng Việt Nam phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)