Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại một số tập đoàn quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 28)

đoàn quốc tế.

Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mê sáng tạo của công nhân. Có thể nói, Nhật Bản đã

23

tạo được một nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của họ và những giá trị đó đã giúp họ từ một đất nước Nhật nghèo tài nguyên, bị thất trận và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh đã thành công trong sự phát triển kinh tế, trở thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới khiến cả thế giới phải thán phục, kinh ngạc.

Nhìn chung, phong cách lãnh đạo của các công ty Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Khổng giáo và các yếu tố thuộc truyền thống dân tộc. Do vậy đặc điểm nổi bật nhất của nó khác với phong cách lãnh đạo phương Tây là việc xây dựng và duy trì những mỗi quan hệ tốt đẹp, hài hòa giữa những người dưới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết thân ái với nhau. Chức năng hàng đầu của nhà lãnh đạo doanh nghiệp là phải tạo điều kiện và giúp đỡ các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thể hiện ở năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc bằng cách loại trừ các xung đột, phát huy ý thức đoàn kết, thống nhất. Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, vai trò và vị trí của nhóm được đặc biệt coi trọng. Tiếp tục truyền thống ấy, người đứng đầu mỗi nhóm phải tạo dựng cho được một bầu không khí thuận lợi để đạt được mục tiêu mà cả nhóm đã xác định. Người lãnh đạo chỉ thực sự được đánh giá là có tài năng, có bản lĩnh khi người đó thiết lập và duy trì được quan hệ tốt đẹp giữa người này với người khác trong nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo luôn ý thức rằng họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hòa, sự thiện cảm và thiện cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân mà là một nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp Nhật Bản, khen thưởng không chỉ dành cho những ai có ý kiến, đạt năng suất lao động cao mà cả những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn dù năng lực của họ như thế nào. Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dưới quyền dám làm những gì họ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động cấp trên. Nếu có điều gì không tốt xảy ra thì ban lãnh đạo cũng không mất công truy tìm đến cùng người phạm lỗi, thay vào đó họ cùng nhau bàn biện pháp khắc phục hậu quả (điều này khác hẳn so với phong cách lãnh đạo kiểu phương Tây). Điều quan trọng của việc thực hiện các biện pháp kỷ luật của người lãnh đạo với người dưới quyền không phải là tìm ra thủ phạm rồi thi hành kỷ luật phạt bằng tiền hay đuổi việc mà là tìm ra nguyên nhân sai lầm để rút kinh nghiệm. Khi phê bình, nhà lãnh đạo Nhật Bản không bao giờ làm cho người mắc khuyết điểm bị mất thể diện, phải lúng túng trước tập thể. Họ thường trao đổi riêng với người phạm sai lầm theo tinh thần hai bên cùng chịu trách nhiệm, cùng nhau tìm cách tháo gỡ những vướng mắc, hậu quả. Vì vậy mà người phạm lỗi sẽ không phải mặc cảm mình vô dụng chừng nào người đó còn cố gắng vươn lên.

Người Nhật Bản từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với truyền thống trung thành, "chung thân" với chủ. Công ty đối với họ là nhà, sếp là cha là mẹ, đồng nghiệp là gia đình anh em. Nếu trong công ty có một vị trí trống, việc đầu tiên của các giám đốc nhân sự là phải ưu tiên cho những người ở các bộ phận khác dư thừa hoặc

24

những người thân của nhân viên công ty. Ít khi người ta muốn tuyển dụng người "ngoại đạo" nếu như họ vẫn có thể tìm được người trong công ty thay thế. Người Nhật đến với công ty từ lúc hãy còn là một anh sinh viên "mặt búng ra sữa", làm việc tận tụy, leo những nấc thang nghề nghiệp một cách chậm chạp rồi cứ thế ung dung cho đến tận lúc "về vườn". Cả cuộc đời làm việc họ chỉ biết đến một ông chủ, một công ty. Khác với người Mỹ, người Nhật thường được khuyến khích học hỏi nhiều chuyên môn khác nhau.

Người lao động Nhật Bản rất có tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Vì lợi ích của công ty mà người lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là những người có chức vụ hay không. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên ngành. Một người lao động Nhật Bản luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết. Và như vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng, tổng hợp.

Khác với người Mỹ, người Nhật thường không phân chia ranh giới giữa chủ và tớ, tất cả khi đã bắt tay vào việc là cùng một chí hướng, cùng một nhiệt huyết vì lợi ích của công ty. Tại công sở tất cả đều ăn mặc như nhau, cùng làm việc như nhau và tôn trọng nhau. Những áo choàng đắt tiền, xe hơi sang trọng, điện thoại di động đới mới, đồng hồp Thụy Sĩ. đối với các ông bà sếp người Mỹ là những thứ bắt buộc có để khoe mẽ thì đối với người Nhật bị coi là những thứ khó chấp nhận. Người Mỹ làm việc độc lập, và mọi vấn đề đã có cấp lãnh đạo giải quyết. Người Nhât thì không thế, mọi vấn đề liên quan đến công ty được đưa ra bàn luận trước tập thể, vì vậy tập thể đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của công ty.

Văn hóa doanh nghiệp Mỹ lại hoàn toàn khác, tại các công ty Mỹ, vai trò cá nhân được đẩy lên hàng đầu. Họ rất coi trọng sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong một tập thể chỉ dừng lại ở giới hạn đồng nghiệp, rất hiếm khi họ bày tỏ tình cảm thật của mình. Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo kiểu Mỹ mang một phong cách khá lạnh lùng, dứt khoát. Họ hầu như không can thiệp vào đời sống riêng của nhân viên mình, họ quan niệm đó là sự riêng tư và họ tôn trọng nó. Nhân viên tại các công ty Mỹ phải nỗ lực làm việc hết sức mình trước quy luật cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt. Nó bắt buộc mọi người phải liên tục vận động và vận động ở mức tối đa sức lực và trí lực để không bị tụt hậu, không bị sa thải. Thông thường những nhà lãnh đạo là người ra qyết định tối cao, họ có thể đưa ra các quyết định cá nhân một cách nhanh chóng mà không cần đến sự tham gia tư vấn của cấp dưới. Các hành vi tại các công ty này cũng khá sòng phẳng, cứng rắn, có thể bạn làm việc tốt trong quá khứ, lãnh đạo rất coi trọng bạn. Nhưng chỉ cần bạn mắc sai lầm, ngay lập tức bạn sẽ bị ông chủ sa thải. Người Mỹ luôn nuôi dưỡng trong mình ý chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa doanh nghiệp mới- bản sắc văn hóa doanh nghiệp kiểu Mỹ. Người Mỹ cho rằng ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi

25

người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành chiến thắng. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ.

Phần lớn các ứng viên rất muốn được làm việc trong các công ty có quốc tịch Mỹ. Để vào được các công ty này, ứng viên phải trải qua nhiều vòng thi rất khắt khe. Tuy nhiên, để hòa nhập được với tập thể nhân viên công ty, ứng viên cần phải biết nhiều điều. Người Mỹ nói chung là những người có khả năng làm việc độc lập rất cao. Nếu được giao làm một công việc nào đó theo nhóm, họ họp nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành, mỗi một cá nhân lại trở về công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau. Trong quan hệ công việc giữa cấp trên và cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng. Các sếp luôn được ưu ái hơn so với nhân viên dưới quyền ở nhiều điểm: chỗ để xe riêng, phòng ăn riêng, phòng họp riêng, các chế độ đãi ngộ riêng.Và đó có lẽ cũng là nét đặc trưng của xã hội Mỹ: chức vụ càng cao, anh càng khác biệt với những người cấp dưới, và lúc này người có chức vụ cao thường hạn chế đến mức tối đa các mối quan hệ tiếp xúc với người cấp dưới. Trong các công ty Mỹ cơ cấu tổ chức rất rõ ràng, mỗi nhân viên đều có một chức vụ, vị trí nhất định, và họ không được quên rằng tất cả mọi vấn đề bàn bạc phải được thống nhất với những người lãnh đạo trực tiếp trước khi được báo cáo lên cho lãnh đạo cao cấp.

Người Mỹ coi chuyện thay đổi công việc là hoàn toàn bình thường. Một người lao động bình thường ở nước này có thể thay đổi công việc của mình tới 30 lần trong đời mà không một ai có thể thắc mắc. Người Mỹ coi trọng kết quả làm việc chứ không phải là hình thức làm việc, họ làm việc và bằng mọi giá phải xong việc càng sớm càng tốt chứ không phải sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Một nhân viên nếu đã chuyên về một ngạch nào đó thì cứ vậy mà "đào" kiến thức trong suốt cuộc đời của mình. Kiến thức chuyên ngành hẹp càng sâu càng có giá trị. Khác với người Nhật, người Mỹ chỉ chuyên tâm đến chuyên ngành hẹp của mình, cho dù anh ta có thật sự giỏi ở các lĩnh vực khác. Ví dụ một nhân viên đã chuyên về marketing thì có lẽ suốt đời sẽ phải gắn với cái nghiệp này, mặc dù người đó có khả năng làm được công việc khác. Ở Mỹ, việc nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác ít xảy ra, dù vẫn có, bởi chi phí đầu tư vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới (training) rất cao mà nếu không cẩn thận, người lao động có nguy cơ "mất cả chì lẫn chài".

Có nhiều điều khá thú vị khi khám phá văn hóa các công ty kiểu Mỹ. Trước hết đó là bí mật kinh doanh. Trên các công văn giấy tờ, hồ sơ gửi khách hàng của các công ty quốc tịch Mỹ, đâu đó chúng ta cũng có thể bắt gặp dòng chữ "Strictly confidential". Mớ giấy lộn (đã in một mặt) không bao giờ được sử dụng nữa dù chỉ để in bản nháp. Tất cả sẽ được cho vào máy cắt và đem hủy. Trong nhiều công ty Mỹ, nhân viên làm việc hết mình và rất sợ bị khách hàng phàn nàn. Nếu chẳng may một khách hàng nào đó không vừa ý với cách trả lời điện thoại của cô nhân viên tiếp tân công ty và có ý than vãn điều này với sếp công ty, lập tức cô gái sẽ bị chỉ trích gay gắt và nếu còn lặp lại, các ông chủ sẽ mời cô ta bước ra khỏi cửa mà

26

không thèm nghe lời phân trần hoặc giải thích. Tại một số công ty Mỹ người ta không nhận các ứng viên đã từng có người thân làm việc tại đó từ trước, cho dù mối quan hệ không phải là máu mủ ruột rà. Thậm chí có những công ty trước khi nhận nhân viên vào làm việc buộc nhân viên phải cam đoan không được kết hôn với người cùng công ty hoặc cùng hệ thống công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)