Phân tích hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 44)

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PT

4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ

Hiệu quả kinh doanh là thước đo sự phát triển của nghiệp vụ, từ đó là sự phát triển của doanh nghiệp, là tiêu chí quan trọng trong đánh giá trình độ sử dụng chi phí để tạo ra kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả kinh doanh còn là phạm trù biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh doanh đạt được các mục tiêu với chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong thời kì nhất định.

Tính hiệu quả trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc biệt không được phản ánh đầy đủ qua các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí, tốc độ tăng lợi nhuận, ... Những chỉ tiêu này chỉ phản ánh động thái của kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, tính hiệu quả thể hiện trong tình hình sử dụng các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh. Tính hiệu quả trong kinh doanh nghiệp vụ BH Hỏa hoạn và mọi rủi ro đặc biệt cần được phản ánh đầy đủ bởi một hệ thống các chỉ tiêu thống kê. Lý do là phạm trù “hiệu quả

kinh doanh” rất rộng và phức tạp. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt, và hệ thống chỉ tiêu giúp phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.

Việc phân tích hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ giúp doanh nghiệp có cơ sở xây dựng kế hoạch, phương hướng kinh doanh cho những kì sau.

Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm, về nguyên tắc được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí bỏ ra trong kì.

•Hd, He: Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ tính theo doanh thu và lợi nhuận

•D: Doanh thu trong kì

•L: Lợi nhuận thu được trong kì

•C: Tổng chi phí chỉ ra trong kì

Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu (2) phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh doanh nghiệp vụ.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH HH và các rủi ro đặc biệt tại PTI giai đoạn 2008-2012

Năm Doanh thu (triệu đồng)

Chi phí (triệu đồng)

Lợi nhuận (triệu đồng)

Hiệu quả theo doanh thu

Hiệu quả theo lợi nhuận 2008 43,923 22,852.8 21,070 1.922 0.922 2009 46,512 18,357.0 28,155 2.534 1.534 2010 67,101 24,378.8 42,722 2.752 1.752 2011 82,923 160,295.5 -77,373 0.517 -0.483 2012 138,012 63,140.7 74,871.3 2.186 1.186 (Nguồn:PTI)

Trong giai đoạn 2008-2012, lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PTI nhìn chung có xu hướng tăng nhưng hiệu quả kinh doanh

nghiệp vụ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo chi phí khá biến động.

•Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ theo doanh thu

Chỉ tiêu này được đo lường bằng cách so sánh giữa doanh thu nghiệp vụ và chi phí phải bỏ ra trong quá trình kinh doanh nghiệp vụ. Năm 2008, chỉ tiêu này đạt 1.922, có nghĩa là trong năm này trung bình doanh nghiệp bỏ ra 1 triệu đồng thì đem về được 1.922 triệu đồng. Loại trừ biến động năm 2011, ta có thể thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Có nghĩa PTI đang kinh doanh nghiệp vụ hiệu quả và mức độ hiệu quả theo doanh thu đang có xu hướng tăng lên.

•Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận

Lợi nhuận mới thực sự là chỉ tiêu đánh giá được kết quả kinh doanh nghiệp vụ thì việc đánh giá hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất sự “hiệu quả” này.

Năm 2008, chỉ tiêu này đạt 0.922, có nghĩa, cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra, doanh nghiệp thu về được 0.922 lợi nhuận. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời gian phản ánh rằng PTI càng ngày càng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w