Thực trạng giám định và bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PT

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 33)

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PT

2.Thực trạng giám định và bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PT

và các rủi ro đặc biệt tại PTI

Khâu giám định bồi thường là khâu đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của kinh doanh nghiệp vụ. Sản phẩm bảo hiểm có đặc điểm là sản phẩm vô hình, người mua bảo hiểm thường không nhận thấy được quyền lợi của mình cho đến khi có tổn thất xảy ra và họ được bồi thường. Chú trọng đến hoạt động giám định bồi thường tốt có thể nâng cao chất lượng nghiệp vụ khi mà việc cạnh tranh bằng phí không còn là biện pháp tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Khách hàng ngày càng trở nên không quan tâm đến mức phí mà quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ mà họ nhận được, đặc biệt là bồi thường nhanh chóng, chu đáo. Một khảo sát về hành vi tiêu dùng với trên 100 khách hàng mua bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy, 70% trong số những khách hàng này không muốn tái tục hợp đồng4. Chính vì thế, khâu giám định bồi thường được thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác có thể giúp doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng, nâng cao uy tín doanh nghiệp,

tỷ lệ tái tục hợp đồng cao và từ đó là hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.

a. Thực hiện phân cấp phân quyền trong hoạt động bồi thường

Tương tự như trong khâu khai thác, PTI thực hiện phân cấp, phân quyền đối với từng giới hạn số tiền bồi thường và quy trình xử lý. Theo đó, với số tiền bồi thường nào thì cán bộ bồi thường có quyền tự xử lý, vượt quá giới hạn nào thì cần báo cáo với trưởng đơn vị hay báo cáo lên Tổng công ty để xem xét xử lý bồi thường.

Việc phân cấp phân quyền cụ thể trong hoạt động bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát và hạn chế một phần trục lợi bảo hiểm.

b. Xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp tái bảo hiểm, chính quyền ở các địa phương, cơ quan phòng cháy chữa cháy

PTI hiện đã và đang có mối quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp tái bảo hiểm như SwissRe, Vinare, PVIRe,… và các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Mối quan hệ hợp tác này giúp PTI có thể học hỏi được kinh nghiệm trong kĩ thuật nghiệp vụ, đồng thời là các mối về hợp đồng nhận tái và nhượng tái bảo hiểm; dịch vụ giám định tổn thất,…

Đồng thời, PTI đã và đang xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, điều này sẽ thuận lợi cho PTI trong giám định bồi thường tổn thất do rủi ro hỏa hoạn khi xảy ra chắc chắn có tổn thất lớn và có sự tham gia của chính quyền và cơ quan phòng cháy chữa cháy trong hạn chế tổn thất.

c. Chất lượng dịch vụ bồi thường

Hiện nay PTI có 25 chi nhánh trên khắp các tỉnh thành, các vùng kinh tế trọng điểm cả nước nên việc giải quyết khiếu nại và bồi thường được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. PTI luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ xử lý bồi thường, nhanh chóng. Đặc biệt, với vụ cháy tại công ty Dệt Hà Nam xảy ra vào lúc 21h ngày 28/3/2011 do khí thải từ ống xả của xe nâng hàng có lẫn tàn lửa gây ra. Toàn bộ nhà xưởng, nguyên vật liệu bông, thành phẩm sợi của kho bông nhà máy số 3 đã bị thiêu hủy hoàn toàn. Ngay khi nhận được thông tin về sự cố, PTI đã nhanh chóng phối hợp với công ty Dệt Hà Nam, công an Hà Nam và công ty giám định Crawford xác minh nguyên nhân vụ cháy. Chỉ 1 tuần sau khi có

kết luận chính thức, 40 tỉ đồng tiền bồi thường đợt 1 đã được PTI thanh toán nhằm hỗ trợ công ty Dệt Hà Nam vượt qua giai đoạn khó khăn. Đến hết ngày 28/10/2011, toàn bộ hơn 81 tỉ còn lại đã được PTI thanh toán đầy đủ cho khách hàng.Hoàn tất việc thanh toán số tiền bồi thường lớn chỉ trong vòng 4 tháng, PTI được các chuyên gia bảo hiểm nhận định là doanh nghiệp bảo hiểm có tốc tộ chi trả bồi thường về nghiệp vụ tài sản kỹ thuật nhanh nhất Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 33)