Sao chép

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 96)

Ởđây chúng ta không có ý “sao chép” là hợp pháp và cũng không khuyên người thiết kế đi sao chép các thiết kế của người khác. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bạn nên đi tìm những giao diện đã có sẵn và sau đó xây dựng ý tưởng giao diện cho hệ thống của mình từ những giao diện có sẵn đó. Hình thức sao chép này rất có hiệu quả cho các sơ đồ tương tác mức cao và điều khiển mức thấp/ các quyết định trình bày.

Ở những mức cao, việc sao chép nhằm giúp cho người sử dụng dễ dùng bởi vì những đặc điểm được sao chép thường là những đặc điểm mà người sử dụng đã quen dùng ở giao diện của các hệ thống khác. Chúng ta cũng có thể tạo ra một sơ đồ tương tác mới thích hợp hơn cho thiết kế của mình, nhưng nguy cơ thất bại là rất cao. Bởi vì những thay đổi sẽ làm cho người sử dụng mất thời gian để làm quen và do đó không đảm bảo được tính dễ dùng. Ví dụ, tất cả chúng ta đều đã quen với các công cụ copy, cut, paste thì trong thiết kế giao diện của mình ta cũng nên sao chép lại những nhiệm vụ này.

Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 93

Sao chép các sơ đồ đã có sẵn cũng có hiệu qủa đối với các chi tiết mức thấp của giao diện, như là vị trí nút hoặc tên menu. Ví dụ như: Bạn đang viết một ứng dụng quản lý form có mục đích cụ thể và đặc tả cần phải có một bộ kiểm tra chính tả. Khi đó bạn nên xem các điều khiển của bộ kiểm tra chính tả có trong các bộ xử lý Word đã rất quen thuộc đối với người sử dụng và nên thiết kế giao diện bộ kiểm tả chính tả của bạn tương tự như vậy.

Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người thiết kế thường có những quyết định sai lầm nếu như họ không thực sự hiểu sâu về những yêu cầu mà hệ thống do họ thiết kế đặt ra. Chúng ta sẽ khai thác sâu hơn một chút về ví dụ bộ kiểm tra chính tảở trên. Giả sử, từ những phân tích cá nhân bạn nghĩ rằng bộ kiểm tra chính tả thường chỉ nhặt ra các tên bị sai chính tả, và bạn có thể tự động sửa lại những tên đó bằng cách sử dụng một cơ sở dữ liệu khách hàng. Vì thế bạn nghĩ là tương tác hiệu quả nhất nên liệt kê luôn các tên đúng chính tả và để cho người dùng chấp nhận những chỉnh sửa bằng cách ấn vào phím Return. Tuy nhiên, người sử dụng bộ xử lý từ của bạn lại thường làm việc theo một quy ước khác: họ ấn phím Return để ghi lại lỗi chính tả của một từ. Bạn nên theo hệ thống đã có sẵn (“sao chép”), hay là bạn tự tạo ra cho mình một quy ước hiệu quả hơn? Câu trả lời phụ thuộc vào sự so sánh giữa mức độ sử dụng hệ thống của bạn với mức độ sử dụng hệ thống mà họ đã quen của người dùng. Nếu như họ không sử dụng hệ thống của bạn thường xuyên thì câu trả lời là nên sử dụng những cái gì mà họ đã quen và ngược lại.

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)