Thiết kế giao diện người dùng theo phương pháp hướng đối tượng

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 111)

9.2.1. Cấu trúc giao diện người sử dụng

Cấu trúc của giao diện người dùng có dạng phân cấp (như hình 9.4 bên dưới). Trong đó ta quy ước về các kí hiệu như sau:

• Hình tam giác: biểu diễn quan hệ kế thừa

• Hình thoi: sự kết hợp

• Đường thẳng: sự kết hợp giữa các lớp

• Hình tròn bôi đen: biểu diễn nhiều kết hợp

Hình 9.4: Cấu trúc giao diện người sử dụng

Ở mức cao nhất, chúng ta thấy giao diện người dùng được xem như là một tập các hộp thoại (để đơn giản ta quy ước tất cả các hộp thoại và các cửa sổ đều gọi chung là các hộp thoại). Mỗi hộp thoại bao gồm một hoặc nhiều thành phần. Mỗi thành phần là một tập các thành phần của hệ thống cửa sổ, về mặt ngữ nghĩa chúng cùng nằm trong ngữ cảnh của một ứng dụng, hoặc cùng cung cấp cách thức cho người sử dụng cuối thực hiện một tập các hành động có ý nghĩa. Mỗi thành phần như vậy sẽ tạo thành một đơn vị nhận thức. Một đơn vị nhận thức là một đối tượng cơ bản mà qua đó người sử dụng và ứng dụng có thể trao đổi, liên lạc với nhau.

Trong giai đoạn cài đặt cuối cùng, các thành phần thường được làm nổi bật bằng cách sử dụng các kí hiệu phân cách rõ ràng, như là đường biên, màu sắc và phân nhóm. Khi đó, các thành phần có thể nâng cao tính dễ hiểu, và làm nổi bật mối quan hệ giữa các thành phần trong giao diện người dùng. Thông thường,

mỗi thành phần sẽ được cài đặt thành một lớp. Lớp này có thể bao gồm nhiều thành phần của thư viện hệ thống cửa sổ hoặc các thành phần khác.

Các công cụ là thành phần cơ bản nhất của giao diện người dùng. Mỗi một thành phần bao gồm các công cụ hoặc là các công cụ thao tác, hoặc là các công cụ phản hồi hoặc sự kết hợp của 2 loại công cụ này. Công cụ thao tác giúp người sử dụng cuối thực hiện chức năng của ứng dụng. Công cụ phản hồi được sử dụng bởi ứng dụng để biểu diễn những thông tin phúc đáp cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)