9.3.2. Phân tích đối tượng
Quá trình phân tích đối tượng sẽ tạo ra mô hình đối tượng phân tích. Sau đây là bảng liệt kê các giao dịch đã được phát hiện trong quá trình phân tích:
Bảng 1: Các giao dịch trong ứng dụng ngân hàng cho người sử dụng cuối
STT Giao dịch
1 Người sử dụng kiểm tra bảng cân đối trong tài khoản của mình 2 Người sử dụng thanh toán hoá đơn, ví dụ người dùng nhập các
hoá đơn cần phải thanh toán theo lịch có hẹn sẵn vào danh sách các hoá đơn cần thanh toán
3 Người dùng sửa đổi các hoá đơn nằm trong danh sách chờ thanh toán theo ngày hẹn trước.
4 Người dùng xoá hoá đơn ra khỏi danh sách chờ thanh toán 5 Người sử dụng kiểm tra lại các giao dịch mới thực hiện
Bảng 2:Các nhiệm vụ mà người dùng cần thực hiện để kiểm tra bảng cân đối tài khoản của mình
STT Nhiệm vụ
1 Lựa chọn một tài khoản của người dùng 2 Đọc bảng cân đối tài khoản đã được chọn
Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 111
Hình 9.6:Mô hình đối tượng phân tích của ứng dụng ngân hàng (các quy ước về kí hiệu đã được cho ở phần cấu trúc giao diện)
9.3.3. Phân tích hoạt động
Trong pha phân tích hoạt động, chúng ta sẽ tiến hành phân tích các hoạt động của người sử dụng cuối và xây dựng các nhiệm vụ để phục vụ cho các hoạt động đó. Các nhiệm vụ tương ứng với các hoạt động của người dùng trong bảng 1 được cho trong các bảng dưới đây:
Bảng 3: Các nhiệm vụ mà người sử dụng cần thực hiện để thanh toán hoá đơn
STT Nhiệm vụ
1 Lựa chọn tài khoản của người sử dụng 2 Thay đổi thông tin liên quan đến hoá đơn
3 Nhập hoá đơn cần thanh toán vào trong danh sách chờ để thanh toán theo đúng ngày hẹn
Bảng 4: Các nhiệm vụ mà người sử dụng cần thực hiện để thay đổi hoá đơn trong danh sách chờ
STT Nhiệm vụ
1 Lựa chọn hóa đơn trong danh sách chờ 2 Thay đổi thông tin liên quan đến hoá đơn
Bảng 5: Các nhiệm vụ mà người sử dụng cần thực hiện để xoá hoá đơn khỏi danh sách chờ
STT Nhiệm vụ
1 Lựa chọn hoá đơn đang đợi để thanh toán theo hẹn trước 2 Xoá hoá đơn ra khỏi danh sách chờ
Bảng 6: Các nhiệm vụ mà người sử dụng cần thực hiện để kiểm tra các giao dịch mới nhất
STT Nhiệm vụ
1 Lựa chọn tài khoản của người sử dụng
2 Đọc các giao dịch liên quan đến tài khoản của người dùng đó
Bảng 7: Các nhiệm vụ của ứng dụng ngân hàng cho người sử dụng cuối
STT Nhiệm vụ
1 Lựa chọn tài khoản người dùng
2 Đọc bảng cân đối tài khoản của người dùng đó 3 Đọc các giao dịch liên quan đến tài khoản đó
Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 113
4 Thay đổi thông tin liên quan đến hoá đơn được thanh toán 5 Nhập hoá đơn vào danh sách chờ thanh toán
6 Xoá hoá đơn ra khỏi danh sách
7 Lựa chọn hoá đơn trong danh sách để thanh toán
Sau khi có được các hoạt động, và phân chia chúng thành các nhiệm vụ, ta thấy rằng một số hoạt động có các nhiệm vụ chung nhau. Ví dụ, trong bảng 3 và 4 đều có cùng nhiệm vụ “Thay đổi thông tin liên quan đến hoá đơn”. Đây thực ra chỉ là một trường hợp may mắn, và không phải mọi ứng dụng đều có các trường hợp như vậy.
Kết quả là sau khi phân tích, chúng ta đã tập hợp và liệt kê được tất cả các nhiệm vụ mà ứng dụng phải có (bảng 7). Tiếp theo là giai đoạn đặc tả cấu trúc
9.3.4. Đặc tả cấu trúc
Đặc tả cấu trúc nhằm mục đích nhận dạng các hộp thoại của úng dụng. Ta sẽ đặt các nhiệm vụ vào trong các hộp thoại và hình dung mối quan hệ giữa các hộp thoại đó. (chú ý là các cửa sổởđây cũng được coi là các hộp thoại)
Sơđồđối thoại (hình 9.7), sẽ cung cấp cho ta một cái nhìn trực quan về cấu trúc của giao diện người dùng. Trong sơ đồ trên, câu lệnh “do:” sẽ đặt các nhiệm vụ từ danh sách các nhiệm vụ đã được số (trong các bảng ở trên) vào các hộp thoại. Đường kẻ trong hộp thoại dùng để kí hiệu hộp thoại đó là cửa sổ chính và dấu sao là hộp thoại ẩn. Ví dụ, hộp thoại “Account Selection” trong hình 6.
Sự chuyển đổi từ hộp thoại này sang hộp thoại kia chỉđược thực hiện trong một số điều kiện nhất định. Những điều kiện đó được cho trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ, việc di chuyển từ hộp thoại “Bank Terminal” đến “Account Selection” chỉ có thể xảy ra nếu như các account có thể được chọn trong trạng thái sẵn sàng. Dấu sổ được dùng để biểu diễn các hoạt động sẽ xảy ra trong khi thực hiện việc di chuyển từ hộp thoại này sang hộp thoại kia. Ví dụ, Nếu lựa chọn “OK” gây ra sự di chuyển từ hộp thoại “Bill Selection” trở lại hộp thoại “Bank Terminal”, thì thông tin của hoá đơn được chọn sẽđược tải.
Khi xây dựng sơ đồ thoại, chúng ta vẫn phải thực hiện một số phân tích hoạt động. Nhiệm vụ quan trọng nhất và chung nhất nên được thiết kế làm sao cho người dùng dễ thực hiện nhất. Do đó, chúng ta nên đánh giá các nhiệm vụ theo mức độ quan trọng của nó và nhóm chúng lại để tạo ra các hộp thoại. Cửa sổ chính nên dành cho các nhiệm vụ cơ bản nhất. Các nhiệm vụ thứ cấp nên đặt trong các hộp thoại riêng.
9.3.5. Đặc tả thành phần
Trong pha đặc tả thành phần, chúng ta sẽ tiến hành đặc tả tất cả các thành phần giao diện mà người sử dụng cần để thực hiện các nhiệm vụ.
Như đã đề cập ở trên, các hộp thoại được xây dựng từ các thành phần, và các thành phần lại được xây dựng từ các công cụ thao tác và phản hồi, hoặc là sự kết hợp giữa các loại công cụ đó. Các thành phần sẽ cung cấp các phương tiện thân thiện để cho người sử dụng thao tác với các đối tượng trong ứng dụng và thực hiện các hoạt động khác nhau. Các công cụ thao tác cũng được sử dụng cho mục đích đó. Các thành phần cũng được dùng để thông báo cho người sử dụng về trạng thái của các đối tượng ứng dụng và các hoạt động đang diễn ra. Các công cụ phản hồi sẽđảm nhiệm nhiệm vụ này. Khi chúng ta muốn có được
Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 115
hành vi thao tác và phản hồi với chỉ một công cụ duy nhất, ta sẽ sử dụng các công cụ kết hợp như là các danh sách, các trường text, hoặc các đối tượng đồ hoạ tương tác.
Để miêu tả các thành phần của hộp thoại, chúng ta sẽ vẽ các hộp thoại như trong hình vẽ 9.8, 9.9, và 9.10 với các kí kiệu sau:
• Hình chữ nhật góc tròn to, trên nền màu xám: biểu diễn thành phần, mỗi thành phần bao gồm nhiều công cụ
• Hình elip: Công tụ thao tác
• Hình chữ nhật: công cụ phản hồi
• Hình chữ nhật góc tròn: sự kết hợp của 2 công cụ
Hình 9.8: Hộp thoại ứng dụng ngân hàng
Hộp thoại bao gồm 4 thành phần đó là: “Balance”, “Date”, “Bill” và “Application Control”. Thành phần Date được sử dụng bất cứ khi nào người sử dụng cần thao tác với date, ví dụ như nhập ngày thanh toán hoá đơn. Thành
phần Application Control cho phép người dùng mở các hộp thoại khác và kết thúc ứng dụng. Các hộp thoại khác trong ứng dụng được minh hoạ trong hình vẽ sau:
Hình 9.9: Các hộp thoại khác trong ứng dụng
Trong khi xây dựng, các chức năng phức tạp của hộp thoại cần phải được giải thích rõ ràng. Phần giải thích cũng nên làm rõ các khía cạnh của vấn đề cài đặt như là chính sách cập nhật, các kiểu lựa chọn, các giá trị ngầm định, các giá trị hợp lệ và không hợp lệ… Ví dụ giải thích cho thành phần “date” có thểđược minh hoạ như sau:
Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 117
Hình 9.10: Giải thích cho thành phần “Date”
Sau một quá trình, giao diện kết quả cuối cùng của ứng dụng được biểu diễn trong hình vẽ sau: