Đặc tả thành phần

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 118)

Trong pha đặc tả thành phần, chúng ta sẽ tiến hành đặc tả tất cả các thành phần giao diện mà người sử dụng cần để thực hiện các nhiệm vụ.

Như đã đề cập ở trên, các hộp thoại được xây dựng từ các thành phần, và các thành phần lại được xây dựng từ các công cụ thao tác và phản hồi, hoặc là sự kết hợp giữa các loại công cụ đó. Các thành phần sẽ cung cấp các phương tiện thân thiện để cho người sử dụng thao tác với các đối tượng trong ứng dụng và thực hiện các hoạt động khác nhau. Các công cụ thao tác cũng được sử dụng cho mục đích đó. Các thành phần cũng được dùng để thông báo cho người sử dụng về trạng thái của các đối tượng ứng dụng và các hoạt động đang diễn ra. Các công cụ phản hồi sẽđảm nhiệm nhiệm vụ này. Khi chúng ta muốn có được

Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 115

hành vi thao tác và phản hồi với chỉ một công cụ duy nhất, ta sẽ sử dụng các công cụ kết hợp như là các danh sách, các trường text, hoặc các đối tượng đồ hoạ tương tác.

Để miêu tả các thành phần của hộp thoại, chúng ta sẽ vẽ các hộp thoại như trong hình vẽ 9.8, 9.9, và 9.10 với các kí kiệu sau:

• Hình chữ nhật góc tròn to, trên nền màu xám: biểu diễn thành phần, mỗi thành phần bao gồm nhiều công cụ

• Hình elip: Công tụ thao tác

• Hình chữ nhật: công cụ phản hồi

• Hình chữ nhật góc tròn: sự kết hợp của 2 công cụ

Hình 9.8: Hộp thoại ứng dụng ngân hàng

Hộp thoại bao gồm 4 thành phần đó là: “Balance”, “Date”, “Bill” và “Application Control”. Thành phần Date được sử dụng bất cứ khi nào người sử dụng cần thao tác với date, ví dụ như nhập ngày thanh toán hoá đơn. Thành

phần Application Control cho phép người dùng mở các hộp thoại khác và kết thúc ứng dụng. Các hộp thoại khác trong ứng dụng được minh hoạ trong hình vẽ sau:

Hình 9.9: Các hộp thoại khác trong ứng dụng

Trong khi xây dựng, các chức năng phức tạp của hộp thoại cần phải được giải thích rõ ràng. Phần giải thích cũng nên làm rõ các khía cạnh của vấn đề cài đặt như là chính sách cập nhật, các kiểu lựa chọn, các giá trị ngầm định, các giá trị hợp lệ và không hợp lệ… Ví dụ giải thích cho thành phần “date” có thểđược minh hoạ như sau:

Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 117

Hình 9.10: Giải thích cho thành phần “Date”

Sau một quá trình, giao diện kết quả cuối cùng của ứng dụng được biểu diễn trong hình vẽ sau:

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)