Mô hình tương tác của Norman là một mô hình có ảnh hưởng nhiều nhất trong lĩnh vực tương tác người-máy. Sựảnh hưởng này có thể là do tính gần gũi của mô hình với những hiểu biết cảm tính của chúng ta về quá trình tương tác giữa người sử dụng và máy tính. Người sử dụng xây dựng một kế hoạch hành động, sau đó thực hiện kế hoạch đó thông qua giao diện máy tính. Khi kế hoạch hoặc một phần của kế hoạch được thực hiện, người sử dụng quan sát giao diện máy tính để đánh giá kết quả thực hiện được của kế hoạch và xác định các hành động tiếp theo.
Chu trình tương tác có thể được phân chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn thực hiện và giai đoạn đánh giá. Các giai đoạn chính đó lại có thể được phân chia tiếp thành các giai đoạn con. Kết quả là, mô hình Norman bao gồm 7 giai đoạn sau:
Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 35 • Sắp xếp ý định • Đặc tả dãy hành động • Thực hiện hành động • Quan sát trạng thái hệ thống • Hiểu trạng thái hệ thống • Đánh giá trạng thái hệ thống về các mục đích và các ý định
Hình 3.1: Mô hình tương tác của Norman
Các giai đoạn thực hiện (nằm ở phía bên trái của hình vẽ) làm nhiệm vụ truyền tải mục đích ban đầu thành một ý định để thực hiện một việc gì đó. Ý định này sau đó được chuyển thành một dãy các hành động (tập các hành động có thể được hoàn thành để thỏa mãn ý định). Cuối cùng, hành động được thực hiện.
Các giai đoạn đánh giá (nằm phía bên phải của hình vẽ) bắt đầu bằng việc người sử dụng quan sát trạng thái mới của hệ thống, sau khi dãy các hành động
Mục đích Thực hiện Quan sát Đặc tả Hiểu Đánh giá Ý định Hố ngăn cách Hố ngăn cách
đã được thực hiện, và hiểu nó theo kì vọng của người dùng. Nếu trạng thái hệ thống phản ánh đúng mục đích của người dùng thì máy tính đã thực hiện được những gì mà người dùng muốn và tương tác thành công; Ngược lại, người dùng sẽ xây dựng một mục đích mới và lặp lại chu trình trên.
Các “hố ngăn cách”: Mô hình tương tác của Norman cho phép nhận dạng một số “hố ngăn cách” chia tách những ý định và hiểu biết của con người với các hành động và các trạng thái vật lý cuả hệ thống. Mỗi hố ngăn cách chỉ ra một vấn đề tiềm năng mà người sử dụng sẽ gặp phải. Có 2 loại hố ngăn cách đó là:
• Hố ngăn cách trong thực hiện: Là sự khác nhau giữa các ý định của người sử dụng và các hành động mà hệ thống có thể chấp nhận được
• Hố ngăn cách trong đánh giá: Phản ánh tổng số cố gắng mà người sử dụng phải sử dụng để hiểu về trạng thái vật lý của hệ thống và để xác định xem các ý định và các kì vọng của họ đã được đáp ứng như thế nào?
3.1.2. Khung tương tác
Khung tương tác cố gắng mô tả tương tác một cách thực tế hơn bằng cách đưa hệ thống vào một cách rõ ràng hơn so với mô hình Norman, và chia hệ thống tương tác thành 4 phần chính, như trong hình 3.2.
Hình 3.2: Khung tương tác chung
Các node biểu diễn 4 thành phần chính của một hệ thống tương tác đó là: Hệ thống (S), người sử dụng (U), đầu vào (I), và đầu ra (O). Mỗi thành phần có
O Output I Input U Task(nhiệm vụ) S Core(nhân)
Nguyễn Viết C ường K4B Khoa CNTT 37
ngôn ngữ riêng của nó. Ngoài ngôn ngữ nhiệm vụ của người sử dụng và ngôn ngữ nhân của hệ thống, còn có các ngôn ngữ khác dành riêng cho các thành phần đầu vào (I) và đầu ra (O) để biểu diễn các thành phần riêng biệt, mặc dù cũng có thể có các thành phần bị nạp chồng lên nhau. Đầu vào và đầu ra kết hợp tạo thành giao diện.
Khi giao diện được đặt giữa người sử dụng và hệ thống, có 4 bước trong chu trình tương tác, mỗi bước tương ứng với một chuyển đổi/dịch từ một thành phần đến một thành phần khác, được minh hoạ bởi các cung có nhãn trong hình 3.3.
Hình 3.3: Các chuyển đổi giữa các thành phần
Người sử dụng bắt đầu chu trình tương tác bằng việc thiết lập một mục đích và một nhiệm vụ để đạt được mục đích đó. Cách duy nhất để người sử dụng có thể thao tác với máy là thông qua đầu vào, và do đó nhiệm vụ phải được gộp vào cùng với ngôn ngữ đầu vào. Ngôn ngữ đầu ra được dịch thành ngôn ngữ nhân để có thể được thực hiện bởi hệ thống. Sau đó hệ thống sẽ tự chuyển đổi theo các thao tác đã được dịch từ đầu vào. Giai đoạn thực hiện của chu trình đã hoàn tất và bây giờ giai đoạn đánh giá bắt đầu. Hệ thống đang ở một trạng thái mới, và người sử dụng sẽ phải liên lạc với trạng thái mới đó. Các giá trị hiện tại về các thuộc tính của hệ thống sẽ được biểu diễn thành các khái niệm hoặc các đặc điểm của đầu ra. Sau đó, người sử dụng sẽ quan sát đầu ra và đánh giá các kết quả của tương tác so với mục đích ban đầu, do đó kết thúc giai đoạn đánh giá và chu trình tương tác. Có 4 sự chuyển đổi chính trong tương tác: kết hợp, thực hiện, trình diễn, và quan sát. O Output I Input U Task(nhiệm vụ) S Core(nhân) Presentation (trình diễn) Performance (thực hiện) Observation(quan sát) Articulation(kết hợp)