Khái niệm giao diện người dùng

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 51)

Trong các chương trước chúng ta đã biết thế nào là tương tác người máy, vậy giao diện người dùng là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong tương tác người máy? Tương tác người máy, có thể định nghĩa một cách đơn giản, là tương tác xảy ra giữa con người và hệ thống máy tính. Giao diện người dùng là bộ mặt, hay còn gọi là thành phần trung gian để thực hiện giao tiếp, giữa con người với máy tính. Nó là nơi người sử dụng nhập thông tin vào hệ thống máy tính (đầu vào) và nhận thông tin phản hồi từ máy tính (đầu ra). Giao diện thì có rất nhiều loại khác nhau (như là bàn phím điện thoại, màn hình máy tính, màn hình của các bộ điều khiển VCR) nhưng về mặt cấu trúc thì đều giống nhau. Chúng đều bao gồm người dùng, hệ thống, đầu vào và đầu ra.

Ví dụ: Giả sử chúng ta dùng một chương trình đồ hoạ để vẽ một hình vuông. Mô hình thông tin đầu vào và đầu ra được cho trong bảng sau:

Nhu cầu người dùng Đầu vào người dùng Đầu ra hệ thống

Người dùng muốn dùng công cụ hình vuông để vẽ

Người dùng nhấp chuột vào biểu tượng hình vuông trên thanh công cụ

Hệ thống thay đổi hình dạng con trỏ thành hình dạng ngầm định (hình vuông) để sẵn sàng vẽ. Người dùng thực hiện Người dùng kích và kéo con Hệ thống hiển thị hình

Hệ thống

Người sử dụng Đầu vào Đầu ra

vẽ hình vuông trỏ chuột để vẽ dạng thu được thực tế

trong quá trình di chuyển chuột

Ta thấy rằng mặc dù thông tin đầu vào, đầu ra cũng như cách thức xử lý thông tin là khác nhau nhưng về cơ bản mô hình đầu vào và đầu ra là không thay đổi. Ví dụ cũng cho ta thấy sự khác nhau rất lớn về thời gian phản hồi. Khi người dùng nhập thông tin (ví dụ di chuyển chuột) và nhận thông tin đầu ra (hình vẽ), thì thời gian phản hồi là rất ngắn (chỉ mấy miligiây). Trong một số trường hợp khác, thời gian phản hồi là rất dài (ví dụ thời gian cần để lưu trữ hay sao chép một file).

Một phần của tài liệu bài giảng giao diện người dùng với máy (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)