Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát chất lượng nước thải của một số khu công nghiệp trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (Trang 42)

Mẫu thu về được tiến hành phân tích các chỉ tiêu lý, hĩa tại phịng Thí Nghiệm Hĩa Phân Tích, khoa Mơi trường, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Việc phân tích các chỉ tiêu lý hĩa được thực hiện theo các phương pháp phân tích trong Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater (Lenore S. Clescerl et al 2005). Kết quả phân tích chỉ tiêu lý – hĩa thuộc dự án: “Nghiên cứu khảo sát các hợp chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine disrupting compounds – EDCs) trên lưu vực sơng Sài Gịn – Đồng Nai” – Khoa Mơi Trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM.

2.2.1. pH

Giá trị pH được đo trực tiếp tại thời điểm lấy mẫu bằng máy đo pH cầm tay hiệu WTW - Đức , Model 3310.

2.2.2. DO

Hàm lượng oxy hịa tan (DO) được đo trực tiếp tại thời điểm lấy mẫu. Đo trực tiếp bằng máy đo DO cầm tay hiệu WTW - Đức, Model Oxi 3210.

2.2.3. COD

Nhu cầu oxy hĩa học được xác định theo nguyên tắc: hầu hết các chất hữu cơ đều bị phân hủy khi đun sơi trong hỗn hợp cromic và acid sulfuric. Lượng kali dicromat và sulfuric acid được biết trước sẽ giảm tương ứng với lượng chất hữu cơ cĩ trong mẫu. Lượng dicromat dư sẽ được định phân bằng dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2 và lượng chất hữu cơ bị oxy hĩa sẽ tính ra bằng lượng oxy tương

đương với Cr2O7 2-

bị khử, lượng oxy tương đương này chính là COD. Dụng cụ thí nghiệm sử dụng xác định hàm lượng COD: hệ thống chưng cất hồn lưu, tủ sấy 1500.

2.2.4. Độđục

Độđục của nước bắt nguồn từ sự hiện hữu của vơ số vật thể li ti ở trạng thái huyền phù nhưđất sét, vật chất hữu cơ và vơ cơ, vi sinh vật gồm các loại phiêu

30

sinh động vật. Độđục của mẫu nước thải được xác định bằng phương pháp dựng

đường chuẩn, dựa trên nguyên tắc sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng cĩ trong dung dịch. Thiết bị được sử dụng là máy spectrophotometer HACH-DR 2010.

2.2.5. Độ màu

Độ màu của các mẫu nước thải được xác định bằng phương pháp dựng

đường chuẩn. Nguyên tắc để xác định độ màu: dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các hợp chất màu cĩ trong dung dịch. Thiết bị sử dụng xác định độ màu: máy spectrophotometer HACH-DR 2010.

2.2.6. Chất rắn lơ lửng (SS)

Chất rắn lơ lửng được xác định bằng phương pháp khối lượng. Dụng cụ sử

dụng thí nghiệm bao gồm: Giấy lọc thủy tinh, bộ hút chân khơng, tủ sấy, cân phân tích. Giấy lọc sợi thủy tinh đã sấy khơ ở 100oC, cân giấy lọc xác định khối lượng ban đầu m1 (mg). Lọc một thể tích mẫu phù hợp qua giấy lọc. sấy giấy lọc

ở 100oC để làm bay hơi nước. Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phịng, tiến hành cân xác định khối lượng m2 (mg).

Chất rắn lơ lửng (mg/l) = (m2 – m1)x1000/Vmẫu (ml) 2.2.7. Nitơ tổng

Lượng đạm tổng trong các mẫu nước thải được xác định bằng phương pháp Micro – Kjendahl. Khi đốt nĩng phẩm vật đem phân tích với H2SO4đậm đặc, các hợp chất hữu cơ bị ơxy hĩa. Cacbon và hydro tạo thành CO2 và H2O. Cịn Nitơ

sau khi được giải phĩng ra dưới dạng NH3 kết hợp với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch. Đuổi NH3 ra khỏi dung dịch bằng NaOH đồng thời cất và thu NH3 bằng một lượng dư H2SO4 0,1N; định phân lượng H2SO4 0,1N cịn lại bằng dung dịch NaOH 0,1N chuẩn, qua đĩ dễ dàng tính được lượng Nitơ cĩ trong mẫu nguyên liệu thí nghiệm. Thiết bị sử dụng: máy cất đạm VELP – Italy, Model: UDK127.

31

Một phần của tài liệu Khảo sát chất lượng nước thải của một số khu công nghiệp trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)