Đánh giá độc tính nướcthải

Một phần của tài liệu Khảo sát chất lượng nước thải của một số khu công nghiệp trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (Trang 62)

Qua thí nghiệm độ độc mẫu nước thải các KCN nhận thấy: các mẫu nước thải đầu ra đều khơng gây độc tính cho sinh vật thử nghiệm.

Với mẫu nước thải đầu vào của các KCN: Để tiện cho việc đánh giá độc tính mẫu nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp, đơn vị độc tính TU (Toxic Unit) được sử dụng thay cho giá trị EC50, với EC50% tương ứng với ngưỡng gây

độc TU = 2. Giá trịđộc tính TU được trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.2. Độc tính nước thải đầu vào các KCN STT TÊN MẪU DO0 DO24 EC50 (%) TU 1 Amata 3.6 2.7 54.89 1.82 2 Hố Nai 2.2 1.3 53.4 1.87 3 Tân Bình 1.8 1.37 63.14 1.58 4 Trảng Bàng 0.3 0.23 9.3 10.75 5 Tân Tạo 1.5 1.14 15.66 6.39

DO0: Hàm lượng oxy hịa tan trước thử nghiệm

DO24: Hàm lượng oxy hịa tan sau thử nghiệm EC50 - 24h Kết quả đánh giá độc tính trên nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp trong nội dung nghiên cứu cho thấy đơn vị độc tính từ 1.58 đến 10.75 TU. Đơn vị độc tính cĩ giá trị cao nhất là nước thải đầu vào của khu cơng nghiệp Trảng Bàng (10.75 TU và thấp nhất là nước thải đầu vào của khu cơng nghiệp Tân Bình (1.58 TU). Đơn vị độc tính ở khu cơng nghiệp Trảng Bàng và khu cơng nghiệp Tân Tạo

50

cĩ giá trị cao, đồng nghĩa với nước thải của hai khu cơng nghiệp này là rất độc hại cho mơi trường và hệ sinh thái nước nếu bị ơ nhiễm các nguồn nước thải này.

Hàm lượng oxy hịa tan đo được trong mẫu nước thải các KCN sau khi thử

nghiệm EC50 – 24h với Danio rerio cho thấy: sau 24h hàm lượng DO của mẫu nước thải KCN Trảng Bàng đã giảm từ 0.3 mg/l xuống 0.23 mg/l. Theo Swingle (1969), trích dẫn bởi Boyd (1990) phân loại mức ảnh hưởng của hàm lượng DO

đối với cá thì hàm lượng DO từ 0 – 0.3 mg/l cho phép cá chỉ sống được trong thời gian ngắn. Điều này giải thích tại sao độc tính của nước thải này cĩ giá trị rất cao. Cũng theo phân loại của Swingle, với hàm lượng DO trong nước từ 1 – 5 mg/l thì cá vẫn sống nhưng sinh trưởng chậm[4]. KCN Tân Tạo sau thử nghiệm hàm lượng DO giảm từ 1.5 xuống cịn 1.14 mg/l. KCN Tân Bình cĩ hàm lượng DO giảm từ

1.8 xuống 1.37 mg/l. KCN Hố Nai hàm lượn DO giảm từ 2.2 xuống 1.3 mg/l và KCN Amata hàm lượng DO giảm từ 3.6 xuống 2.7 mg/l. Giá trị DO đo được trong mẫu nước thải các KCN này đều khơng gây chết đối với sinh vật trong quá trình thử nghiệm.

Sau khi phân tích độ độc của các mẫu nước thải và tính độ độc, kết quả này sẽ được so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đĩ của các tác giả khác nhau theo bảng 3.7.

Bảng 3.3. Phân loại độđộc cho mẫu nước thải

Độc nhẹ Độc cấp Độc cấp cao Độc rất cao Nguồn EC50 (%) 50 1 – 50 0.5 – 1 < 0.5 Đỗ Hồng Lan

Chi, 2002 [16] TU 0 – 2 2 – 100 100 – 500 > 500

EC50 (%) 50 10 – 50 1 – 10 < 1 Fischer et al, 1984 [16] TU 0 – 2 2 – 10 10 – 100 > 100

EC50 (%) 50 10 – 50 1 – 10 < 1

Nghiên cứu này TU 0 – 2 2 – 10 10 – 100 > 100

51

So sánh với kết quả đánh giá độc tính của các nghiên cứu trước đây cho thấy nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp đều độc. Nước thải của ba khu cơng nghiệp là Amata, Hố Nai và Tân Bình đều cĩ độ độc ở cuối ngưỡng độc nhẹ, với đơn vị độc lần lượt là 1.82; 1.87 và 1.58 TU. Trong 5 khu cơng nghiệp

được khảo sát thì nước thải của KCN Trảng Bàng (10.75 TU) và Tân Tạo (6.39 TU) là độc hơn cả. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Fischer et al (1984) thì nước thải của khu cơng nghiệp Trảng Bàng thuộc loại độc cấp cao; nếu theo kết quả của Đỗ Hồng Lan Chi (2002) thì nước thải của khu cơng ngiệp này cũng thuộc loại độc cấp. Bên cạnh đĩ nước thải của khu cơng nghiệp Tân Tạo cũng thuộc loại độc cấp, với đơn vịđộc tính được là 6.39.

3.5. Kết quả phân tích các hợp chất gây rối loạn nội tiết

Kết quả phân tích các EDC được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích các EDC trong mẫu nước thải các KCN Tên mẫu (KCN) EDC (Đơn vị: ppm)

BPA NP NP1EO NP2EO OP

Amata Đầu vào 0.002 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Đầu ra <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Hố Nai Đầu vào 0.004 0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Đầu ra <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Tân Bình Đầu vào <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 0.005 Đầu ra <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Trảng Bàng Đầu vào <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 0.15 Đầu ra <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Tân Tạo Đầu vào <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 0.016 Đầu ra <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001

52

Hình 3.11. Kết quả phân tích EDC trong mẫu nước thải đầu vào các KCN (Maximum Axis option: 0.025)

Kết quả phân tích các EDC cho thấy:

Với nước thải đầu vào: Tất cả mẫu nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp đều cĩ sự hiện diện của các EDC. Mẫu nước thải khu cơng nghiệp Amata cĩ chứa bisphenol A; khu cơng nghiệp Hố Nai cĩ sự hiện diện của bisphenol A và Nonylphenol; khu cơng nghiệp Tân Bình, Trảng Bàng và Tân Tạo đều tìm thấy sự hiện diện của Octylphenol.

Nồng độ bisphenol A khảo sát được cĩ giá trị từ <0.001 ppm đến 0.004 ppm. Trong giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích mà nghiên cứu này áp dụng thì hàm lượng bisphenol A nhiều nhất cĩ trong mẫu nước thải của khu cơng nghiệp Hố Nai (0.004 ppm), cịn ở khu cơng nghiệp Amata là 0.001 ppm. Theo nghiên cứu của Hing – Biu Lee, Thomas E. Peart và cộng sự khi khảo sát nồng độ

các EDC trong nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp ở bang Toronto, Canada đã cơng bố vào năm 2004 thì hàm lượng bisphenol A thu được nằm trong khoảng từ 0.00016 ppm đến 0.0281ppm. Như vậy nếu so sánh với kết quả nghiên 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025

Amata Hố Nai Tân Bình Trảng Bàng Tân Tạo

ppm

53

cứu của các tác giả này, nồng độ bisphenol A khảo sát được trong mẫu nước thải của hai khu cơng nghiệp Amata và Hố Nai là tương đối cao. Riêng các mẫu nước thải đầu vào của của các khu cơng nghiệp Tân Bình, Tân Tạo và Trảng Bàng đều khơng cĩ hoặc cĩ hàm lượng bisphenol A <0.001 ppm, tức là cĩ giá trị nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp chúng tơi sử dụng.

Nồng độ nonylphenol trong nước thải đầu vào các khu cơng nghiệp cĩ giá trị <0.001 đến 0.001 ppm. Hàm lượng nonylphenol phát hiện được trong mẫu nước thải đầu vào khu cơng nghiệp Hố Nai là 0.001 ppm. Hàm lượng nonylphenol trong mẫu nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp cịn lại đều khơng cĩ hoặc cĩ giá trị nằm dưới giới hạn phát hiện của chúng tơi. Hàm lượng nonylphenol trong mẫu nước thải đầu vào của khu cơng nghiệp Hố Nai khảo sát

được là khá lớn nếu đem so sánh với một số nghiên cứu đã cơng bố. Nghiên cứu của Eleftheria Klontza và cộng sự vào năm 2009 tại Hy Lạp đã cho thấy nonylphenol xuất hiện trong nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải với nồng

độ từ 0.00002 – 0.00792 ppm. Cịn theo nghiên cứu của Hing – Biu Lee, Thomas E. Peart và cộng sự (2004), nồng độ nonylphenol trong nước thải đầu vào khảo sát được trong các khu cơng nghiệp tại bang Toronto là từ 0.0028 đến 0.0167 ppm.

Các hợp chất nonylphenol monoethoxylate (NP1EO) và nonylphenol diethoxylate (NP2EO) khơng phát hiện trong mẫu nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp được khảo sát khảo sát trong nghiên cứu này. Điều đĩ chứng tỏ nồng

độ của NP1EO và NP2EO trong trong các mẫu nước thải này là khơng cĩ hoặc nằm dưới giới hạn phát hiện của nghiên cứu này. Kết quả khảo sát nồng độ

NP1EO và NP2EO của chúng tơi phù hợp với nghiên cứu của Eleftheria Klontza và cộng sự (2009). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hing – Biu Lee, Thomas E. Peart và cộng sự (2004) thì hàm lượng NPnEO phát hiện được nằm trong khoảng 0.031 – 0.868 ppm.

54

Nồng độ octylphenol khảo sát được trong mẫu nước thải đầu vào của các khu cơng nghiệp cĩ giá trị từ <0.001 đến 0.15 ppm. Hàm lượng octylphenol xuất hiện trong nước thải của các khu cơng nghiệp Tân Bình, Trảng Bàng và Tân Tạo là 0.005, 0.15 và 0.016 ppm. Mẫu nước thải đầu vào của khu cơng nghiệp Amata và Hố Nai khơng phát hiện nồng độ octylphenol hoặc nồng độ octylphenol dưới giới hạn phát hiện của nghiên cứu này. Hàm lượng octylphenol khảo sát được trong nước thải đầu vào theo nghiên cứu của Hing-Biu Lee, Thomas E. Peart và cộng sự (2004) là 0.00034 – 0.00284 ppm. Như vậy qua so sánh cĩ thể thấy hàm lượng octylphenol khảo sát được trong nghiên cứu này là lớn hơn rất nhiều. Octylphenol được coi là một trong những chất rất độc hại đối với hệ thủy sinh cũng như con người, do đĩ nếu nguồn nước thải này được phát thải trực tiếp ra mơi trường sẽ gây ra rất nhiều rủi ro và tác hại.

Với nước thải đầu ra: theo các nghiên cứu đã cơng bố của các tác giả trên thế giới, khi khảo sát nước thải đầu ra của các khu cơng nghiệp đều cĩ sự hiện diện của các EDC. Trong nghiên cứu này, nồng độ các EDC trong các mẫu nước thải đầu ra khơng được phát hiện. Cĩ thể lý giải cho kết quả này như sau: thứ nhất là giới hạn phát hiện trong phương pháp phân tích của chúng tơi là khá lớn (ppm). Nếu so sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác, nhận thấy giới hạn phát hiện của họ là rất nhỏ, cĩ thểđạt tới phần ngàn tỉ (ppt). Điều thứ hai theo chúng tơi là trong quá trình xử lý nước thải: các EDC thường là những hợp chất rất bền và khĩ hịa tan, do đĩ trong quá trình xử lý chúng sẽ lắng xuống đáy của các bể lọc và tồn tại trong các lớp bùn thải. Kết quả này cũng cho thấy nhà máy xử lý nước thải của các khu cơng nghiệp khảo sát đều cĩ hiệu quả xử lý rất tốt, đặc biệt là các EDC trong nước thải.

Theo LWWMR nồng độ tối đa cho phép thải vào mơi trường của nonylphenol và octylphenol khơng được vượt quá 0.02 ppm (20 µg/l). So sánh với kết quả khảo sát được cho thấy hàm lượng nonylphenol nằm dưới tiêu chuẩn

55

này; hầu hết hàm lượng octylphenol trong nước thải của các khu cơng nghiệp đều nằm dưới tiêu chuẩn của LWWMR, tuy nhiên chỉ cĩ khu cơng nghiệp Trảng Bàng là cĩ hàm lượng octylphenol cao gấp gần 8 lần so với tiêu chuẩn này.

Bảng 3.5. Nồng độ các EDC trong nước thải các KCN và giới hạn tối đa cho phép thải vào mơi trường theo LWWMR [35]

Amata Hố Nai Tân Bình Trảng Bàng Tân Tạo MACE LCE

NP 0.002 0.001 _ _ _ 0.02 _

OP _ _ 0.006 0.15 0.016 0.02 0.004

BPA _ 0.006 _ _ _ _ _

56

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Kết quả khảo sát mẫu nước thải của 5 khu cơng nghiệp Amata, Hố Nai, Tân Bình, Trảng Bàng, Tân Tạo cho thấy:

- Chỉ tiêu lý, hĩa các mẫu nước thải đầu ra đều thấp hơn các mẫu nước thải

đầu vào. Chỉ tiêu lý, hĩa trong mẫu nước thải đầu vào đều khơng đạt QCVN 24/2009.

- Nước thải đầu vào của 5 khu cơng nghiệp được khảo sát đều cĩ sự hiện diện của các EDC với hàm lượng từ 0.001 – 0.15 ppm.

- Trong năm loại các EDC được phân tích, bao gồm: BPA, NP, NP1EO, NP2EO, OP thì OP được phát hiện trong nước thải đầu vào của 3 KCN là Tân Bình, Trảng Bàng và Tân Tạo với hàm lượng lần lượt là 0.006, 0.15 và 0.016 ppm. NP được phát hiện cĩ trong nước thải đầu vào của Hố Nai là 0.001 ppm. BPA được phát hiện cĩ trong nước thải đầu vào của KCN Amata là 0.002 ppm và KCN Hố Nai là 0.004 ppm. Kết quả phân tích khơng phát hiện NP1EO và NP2EO trong các mẫu nước thải của các KCN khảo sát.

- Hàm lượng OP, NP phát hiện được trong nghiên cứu này dưới tiêu chuẩn về quản lý nước thải của tổ chức LWWMR. Đặc biệt nồng độ OP trong nước thải KCN Trảng Bàng vượt quá tiêu chuẩn này gần 8 lần.

- Kết quả thử nghiệm độc học cho thấy nước thải KCN Trảng Bàng và Tân Tạo cĩ khả năng gây độc cao đối với hệ sinh thái nước. Giá trị EC50 của nước thải 2 KCN này lần lượt là: 9.3% và 15.66%

4.2. Kiến nghị

Một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu như sau:

- Cần lấy mẫu nước thải các KCN nhiều lần và vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

57

- Khảo sát chất lượng mẫu nước sơng, suối nơi cĩ nguồn xả thải của các KCN.

- Đánh giá độc tính cấp tính, mãn tính của nước các thải khu cơng nghiệp lên nhiều loại đối tượng khác nhau: Giáp xác, cá, chuột.

- Đánh giá độc tính cấp của các hợp chất EDC lên sinh vật thử nghiệm. - Đánh giá độc tính cấp của các chỉ tiêu lý hĩa lên sinh vật thử nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Hồng Kiến Giang (1994), Khảo sát một số đặc điểm sinh học và sinh

sản của cá Ngựa vằn (Brachydanio rerio), Luận văn tốt nghiệp ngành nuơi trồng thủy sản, đại học Nơng Lâm Tp.HCM niên khố 1989 – 1994.

[2] Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS Excell, NXB GD.

[3] Võ Thanh Hiền (2008), Ứng dụng mơ hình tốn WQ05 dự báo ơ nhiễm BOD520 đoạn sơng Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai, luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. HCM.

[4] Hồng Huệ (1996), Xử lý nước, nhà xuất bản xây dựng, NXB Hà Nội

[5] Nguyễn Đức Hội, 2001. Quản lý chất lượng nước trong Nuơi trồng thuỷ sản. Viện Nghiên cứu Nuơi trồng thuỷ sản 1

[6] Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Giáo trình giảng dạy lý thuyết sắc ký, Trường

Đại học Khoa học tự nhiên, Tp.HCM.

[7] Lê Văn Khoa (1995), Mơi trường và ơ nhiễm , Nhà xuất bản giáo dục.

[8] Dư Mỹ Lệ (2010), Báo cáo thực tập tốt nghiệp trạm xử lý nước thải khu cơng

nghiệp Tân Tạo, TP. HCM.

[9] Trần Minh Tân (2011), Khảo sát hiện trạng quản lý mơi trường khu cơng nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh và đề suất giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm, luận văn tốt nghiệp Kỹ thuật Mơi trường, Trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghệ TP. HCM. [10] Nguyễn Thị Minh Tâm (2008), Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự

động chất lượng nước thải cho khu cơng nghiệp Tân Bình, luận văn Thạc sĩ Khoa học Mơi trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. HCM.

[11] Phạm Mai Duy Thơng (2010), Đánh giá ơ nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sơng vàm cỏ đơng chảy

qua địa phận tỉnh Tây Ninh, luận văn Thạc sĩ Khoa học Mơi trường Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. HCM.

[12] Lâm Minh Triết và đồng nghiệp, nghiên cứu và đề suất một số chỉ tiêu độc học sinh thái cho lưu vực sơng Sài Gịn – Đồng Nai phục vụ cơng tác quản lý tổng hợp nguồn nước. Báo cáo khoa học.

[13] Lê Trình (1995), Ứng dụng sinh độc học nước để đánh giá độc tính của một số nước thải công nghiệp trọng điểm và nước thải sinh hoạt ở Tp.HCM, Trung tâm bảo vệ môi trường.

Tiếng Anh

[14] Awais., M et al., 2004. A genetically encoded fluorescent indicator capable of discriminating estrogen agonists form antagonists in living cells. Analitycal Chemystry 76: 2181–2186.

[15] Dr. P .M. Campbel (2002), Alternatives to Nonylphenol Ethoxylates, Final Report, ToxEcology – Environmental Consulting Ltd.

[16] Do Hong Lan Chi, 2002. Development and Validation of Bioassay for the Ecotoxicological Risk Assessment of Tropical Freshwater Systems, PhD

dissertation, EPFL, Switzerland.

[17] Colborn et al., 1994. Concentrations in juvenile alligators from contaminated and control lakes in Florida, Environmentl Health Prespect 102: 680–688.

[18] Control of Hazardous Substances in the Baltic Sea, 2011. National report of

Lithuanian results within the WP3 case study, Vilnius.

[19] Ming-Ho Yu, 2004. Environmental toxicology: biological and health effects of pollutants, CRC Press LLC.

[20] J.W. Birkett and J.N. Lester, 2003. Endocrine disrupters in wastewater and sludge treatment processes, CRC Press LLC.

[21] Gore, Andrea C., 2007. Endocrine-Disrupting Chemicals: From Basic

Research to Clinical Practice. Contemporary Endocrinology. Humana Press.

[22] Grob, R.L., 1991. Chromatographic techniques for pollution analysis.

Environmental Monitoring and Assessment 19 (1) : 1991.

[23] Hing – Biu Lee et al., 2004. Occurrence of Endocrine Disrupting Chemicals in Sewage and Sludge Samples in Toronto, Canada. The Water Quality Research

Journal of Canada 39 (1): 57–63.

[24] Huber, M.M. et al., 2005. Oxidation of pharmaceuticals during ozonation of municipal wastewater effluents: a pilot study. Environmental Science & Technology 39: 4290–4299.

[25] Jim Carlisle et al., 2009. Toxicological Profile for Nonylphenol, Office of

Một phần của tài liệu Khảo sát chất lượng nước thải của một số khu công nghiệp trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)