GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ
3.2.7 Biện pháp phân tán rủi ro
RRTD là tất yếu không thể tránh khỏi.Mức độ RRTD có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bất kỳ một ngân hàng nào có tỷ lệ NQH cao trong tổng dư nợ thì đều bị đánh giá là hoạt động không tốt. Do đó, các ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro này nằm trong phạm vi giới hạn an toàn.Một trong những biện pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả khó lường có thể
xảy ra đối với ngân hàng là phân tích rủi ro, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế.
Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, NHTM không nên tập trung cho vay một khu vực, một lĩnh vực kinh tế nào đó và không nên tâp trung cho vay số lượng quá lớn đối với một đối tượng khách hàng.Điều này có thể làm giảm mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Ở nước ta, NHNN cũng có những quy định cụ thể về cho vay đối với một khách hàng để ngăn ngừa NHTM quá tập trung cho vay vào một lĩnh vực, một khách hàng nào đó, dễ dẫn đến rủi ro.Cụ thể NHTM không được cho vay một khách hàng quá 15% VTC của ngân hàng, trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15 % VTC của TCTD hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì TCTD hoặc khách hàng có nhu cầu từ nhiều nguồn thì tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của thống đốc NHNN. Ngoài ra có những dự án chưa vượt quá 15% VTC của ngân hàng nhưng dự án có mức rủi ro cao thì ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng vay thêm của tổ chức tín dụng khác để phân tán rủi ro.
Cụ thể chi nhánh đã sử dụng các biện pháp để phân tán rủi ro như sau: Lập quỹ dự phòng rủi ro:
Đây là biện pháp bắt buộc đối với bất ký một tổ chức tín dụng có hoạt động cho vay. Là biện pháp theo đó chi nhánhtrích ra từ thu nhập theo một tỷ lệ quy định để trang trải một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ do đó chi nhánh đánh giá đượcmức độ rủi ro.Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh tương đối tốt .Tuy nhiên, số tiền mà chi nhánh cần phải trích lập còn tương đối cao. Vì thế mà chi nhánh ngân hàng cần phải xem xét đánh giá lại hoạt động tín dụng của mình
Đa dạng hóa phương thức cho vay:
Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ, tín dụng thuê mua….
Cho vay hạn mức là việc cho vay ngắn hạn thường áp dụng đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả, việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cần bám sát và thực hiện đúng quyết định 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 của thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cho vay theomón thường được áp dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên.
Cho vay đồng tài trợlà hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay. Hình thức cho vay này được sử dụng trong trường hợp nhu cầu về vốn của một khách hàng quá lớn, một mình chi nhánh không thể đảm đương được hoặc chi nhánh chủ động phân tán rủi ro.Theo đó, mọi vấn đề về mức vốn góp, lợi nhuận, trách nhiệm, quyền hạn và tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ tùy thuộc vào cam kết của các bên. Vì vậy, gánh nặng khi cho vay sẽ được tất cả các bên tham gia đồng tài trợ chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, chi nhánh còn có thể áp dụng các hình thức cho vay như trả gớp, cho vay ủy thác, cho vay đầu tư dự án, cho vay tiêu dùng, tín dụng thuê mua, liên doanh liên kết, bảo lãnh hay đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.