Một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng, khả năng quản lý nợ của ngân hàng là tỷ lệ dự phòng rủi ro đã trích lập.Đây là hoạt động bắt buộc đối với bất kỳ một ngân hàng nào để có biện pháp xử lý những khoan nợ xấu của ngân hàng.
Số tiền trích lập dự phòng rủi ro
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro= * 100% Tổng dư nợ
Việc trích lập dự phòng luôn được ngân hàng coi trọng.Trên cơ sở phân loại các 2011 2012 2013
khoản nợ, ngân hàng đã trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong động tín dụng. Định kỳ hàng quý, chi nhánh ngân hàng thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng cùng với xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Bảng 2.8 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh
Đơn vị tính: trđ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng dư nợ 284.617 345.112 414.665
Dự phòng rủi ro trích lập 4.862 7.642 9.987
Tỷ lệ dự phòng rủi ro(%) 1,71 2,21 2,41
(Nguồn: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh”)
Biểu 2.7: Biểu đồ dự phòng rủi ro trích lập
Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại hội sở chính NHNo. Theo quy định thì dự phòng rủi ro được tính theodư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của chi nhánh. Trong 3 năm qua, chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng rủi ro với giá trị ngày càng tăng: năm 2011 số tiền trích lập là 4.862 trđ chiếm 1,71% tổng dư nợ, năm 2012 số tiền cần phải trích lập lại tăng lên với số tiền là 7.642 trđ chiếm 2,21% tổng dư nợ, tăng 2.780 trđ so với năm 2011, năm 2013 là 9.987 trđ chiếm 2,41% tổng dư nợ tăng 2.345trđ so với năm 2012. Qua đây ta thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro trong 3 năm tiếp theo đều tăng lên là do nợ quá hạn và nợ xấu trong cả 3 năm đều tăng rất nhanh. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng trong cả 3 năm chưa đạt hiệu quả, thể hiện hoạt động tín dụng còn chưa tốt, đặc biệt là năm 2013 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng của ngân hàng có xu hướng tăng lên cũng đã chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng quan tâm tới việc phòng ngừa và bù đắp rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập tăng lên cũng là do sự tăng trưởng tín dụng, ngân hàng đã chủ động nhận biết trước tình hình hoạt động kinh doanh sẽ có thể gặp khó khăn nên ngân hàng đã chủ độngkịp thời ứng phó trước để đảm bảo chất lượng tín dụng của chi nhánh.