GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ
3.2.8 Nâng cao chất lượng tín dụng là một giải pháp chủ động và tích cực trong công tác phòng ngừa RRTD
công tác phòng ngừa RRTD
Việc chất lượng tín dụng trong thời gian qua tại chi nhánh còn ở mức thấp tỷ lệ NQH còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, tình trạng nợ xấu, nợ gia hạn còn rất nhiều…Do đó, vấn đề cấp bách hiện tại của chi nhánh ngoài việc hạn chế rủi ro từ các khoản vay đang có NQH, nợ gia hạn việc thu hồi nợ và tích cực trong việc bổ sung tài sản bảo đảm còn là việc nâng cao chất lượng tín dụng.Vì một khi chất lượng tín dụng được nâng cao thì khả năng nợ có rủi ro sẽ thấp hơn.Nâng cao chất lượng tín dụng có nhiều biện pháp khác nhau như: tăng cường hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng của chi nhánh, nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tư cách khách hàng, tài sản đảm bảo, năng lực cũng như khả năng tài chính của người bảo lãnh, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình tín dụng theo đúng chính sách cho vay của chi nhánh theo đúng quy định cho vay hiện hành…Cụ thể như sau:
+Chi nhánh đã đạt được hiệu quả trong quá trình hệ thống thông tin tín dụng. Cụ thể trong các khâu sau:
-Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng: việc khai thác thông tin về khách hàng là từ báo cáo của khách hàng, tuy nhiên báo cáo này thường khó xác định tính trung thực. Vì vậy, ngoài việc thu thập về khách hàng thì cán bộ chi nhánh ngân hàng còn thu thập thông tin của khách hàng từ chính những đối tác của khách hàng, từ các ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ.
việc khai thác thông tin về khách hàng, thì cán bộ chi nhánh ngân hàng còn phải khai thác về thông tin về sản phẩm, môi trường kinh doanh từ đó đưa ra quyết định đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
-Phân tích và xử lý thông tin: sau khi thu thập đầy đủ thông tin từ các nguồn tin, cán bộ tín dụng phải sàng lọc thông tin. Qua đó phân tích, đánh giá về khách hàng, trên cơ sở đó quyết định cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
+Nâng cao công tác thẩm định hồ sơ vay vốn: là việc cán bộ tín dụngthực hiện công tác thẩm định, kiểm tra tình hình quá trình vay vốn được sử dụng vào mục đích gì,phân tích khả năng thu nhập từ dự án vay vốn đó có đạt được hiệu cao không, khả năng xảy ra rủi ro là bao nhiêu …tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng từ dự án vay vốn đó. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải trực tiếp đến tận nơi để thẩm định dự án đó để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Bên cạnh đó, xu hướng hiện nay quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn.Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn. Do đó công tác thẩm địnhlại càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay.
Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định phương án, dự án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin cách thức thẩm định dự án.
Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.
+Thẩm định tư cách khách hàng:
-Đánh giá uy tín của khách hàng, tư cách đạo đức
-Đánh giá năng lực pháp lý thông qua việc hoạt động kinh doanh và năng lực trả nợ của khách hàng.
-Phân tích tình hình tài chính của khách hàng, phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của khách hàng…
+Nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: là việc cán bộ của chi nhánh phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng thực tiễn linh hoạt, nhạy bén, nhận thức theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ của chi nhánh ngân hàng.
+Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn: chi nhánh đã thực hiện đúng mục đích an toàn hiệu quả. Ở chi nhánh, lượng khách hàng tương đối đông nên việc kiểm tra kiểm soát thường xuyên là khá khó khăn. Chính vì vậy việc cán bộ tín dụng nâng cao kỹ năng giám sát của mình, sao cho việc khai thác được thông tin là nhanh nhất và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, thông qua việc theo dõi vốn vay cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng trong việc trả nợ thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng tư vấn khách hàng để tháo gỡ khó khăn. Như vậy, để làm được điều này thì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần tăng cường hơn nữa nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu dẫn đến rủi ro.
Kết luận: Từ thực trạng hoạt động và RRTD, định hướng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nộichuyên đề đã có những đề xuất một số giải pháp đóng góp nhằm giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ ngày một hiệu quả hơn, ngày một mở rộng hơn giúp ngân hàng nâng cao được uy tín cũng như vị thế cạnh tranh trên thị trường trong phạm vi quận và trong cả thành phố.