Đới nghịch đảo Mioxen

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHỤC HỒI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG (Trang 33)

Đới này nằm kẹp giữa đứt gãy Sông Chảy ở Tây Nam và đứt gãy Sông Vĩnh Ninh ở phía Đông Bắc, kéo dài từ đất liền ra biển đến các lô 102, 103 và 107. Nguồn gốc của nghịch đảo kiến tạo là do chuyển dịch trượt bằng phải của hệ thống đứt gãy Sông Hồng vào thời kỳ cuối Mioxen. Vì vậy mặt cắt trầm tích Mioxen bị nén ép, nâng lên, bị bào mòn cắt xén mạnh, mất trầm tích từ vài trăm có thể đến hàng nghìn mét, thời gian thiếu vắng trầm tích từ một đến vài triệu năm.

Cấu trúc nghịch đảo Mioxen thể hiện rõ haiđới cấu trúc bậc cao là đới nâng Tiền Hải và đới nâng Kiến Xương.

Đới nâng Tiền Hải phát triển từ đất liền ra biển tới lô 102, Đông Bắc lô 103, Tây lô 107. Tham gia vào cấu trúc của đới nâng có trầm tích Oligoxen và Mioxen. Đặc điểm của đới nâng uốn nếp nghịch đảo này phát triển nhiều cấu tạo nâng là đối tượng cho tìm kiếm và thăm dò dầu khí. ở đây đã có nhiều giếng khoan trên các cấu tạo như 102-CQ-1X, 102-HD-1X, 103T-G-1X, 103T-H-1X, cấu tạo Bạch Long, Hoàng Long, Hồng Long.

Đới nâng nghịch đảo Kiến Xương phát triển giữa đứt gãy Thái Bình và đứt gãy Kiến Xương. Tham gia vào cấu trúc này bao gồm các thành tạo Oligoxen và Mioxen. ở đây phát triển các cấu trúc nâng thuận lợi cho tìm kiếm dầu khí. Đới nâng này bị phân cắt với đới nâng Tiền Hải bởi nếp lõm Thượng Ngãiở phía Bắc và phía Nam là nếp lõm lớn Kiến Giang.

Phương hướng tìm kiếm thăm dò cho các cấu tạo loại này là chọn các cấu tạo bìnhổn về mặt kiến tạo, ít bị bào mòn và có thời gian bào mòn ngắn nhất trong Mioxen.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHỤC HỒI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG (Trang 33)