Bồn trũng dạng trượt bằng tách giãn và cánh hoa

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHỤC HỒI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG (Trang 86)

Mô hình này kế thừa đa số quan điểm của Pontanier nhưng nó khác so với mô hình trước ở chỗ giả định rằng mảng Indochina xoay xung quanh hai trục để mở rộng Biển Đông bởi hai hướng tách giãn Bắc- Nam và Tây Bắc-Đông Nam.

Đầu tiền, ta coi như đứt gãy sông hồng tại thời điểm 30 triệu năm trước được thể hiện như trên hình.Đường thẳng xy chỉ ra sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ từ

30 triệu năm trước cho đến hiện tại. Khi mảng Ấn Độ di chuyển về phía bắc, phần bên cánh phải bị di chuyển. Mũi tên 1 bị tách làm hai. vecter 2 vuông góc với đứt gãy Sông Hồng. Thành phần nén ép này gây ra sự phong hóa và gây ra hiện tượng vật liệu thuộc lớp vỏ di chuyển lên phía bắc. Mũi tên thứ hai song song với đứt gãy sông Hồng. Tiếp tuyến này tạo ra hiện tượng vật liệu dính vào phần nam của đứt gãy. Sự vận động này phản ánh sự trượt bằng trái. Mảng Indochina xoay với bán kinh không giống độ dài đứt gãy . Bởi vậy quỹ đạo của mảng Indochina cắt chéo đứt gãy tại điểm N. Điểm này chỉ ra hai phần mảng rõ ràng, phần tây (màu nâu) của đứt gãy bị nén trượt ngang trong phi phần đông bị tách giãn trượt ngang. Khu vực đứt gãy trượt bằng có thể bị phong hóa và thay đổi về hướng tây nam. Vùng bị trượt bằng tách giãn bị sụt lún và tích tụ trầm tích.

Khi mảng Ấn Độ di chuyển lên phía bắc, đứt gãy hướng đến hướng bắc với đường phương bị lệch đi. Quá trình này dẫn đến vòng cung trùng với đường phương đứt gãy. Trong khoảng 20 đến 15 triệu năm, mảng Indochina xoay đến vị trí mới với bán kính khác với sự uốn cong của đứt gãy mới hình thành. Và như vậy quĩ đạo của mảng Indochina vuông góc với đứt gãy tại điểm mới ở xa phía đông nam.

Hình 6.36:Đường đứt gãy Sông Hồng bắt cặp với quĩ đạo mảng Indochina khoảng 20-15 triệu năm trước

Do điểm trung tính N di chuyển về hướng tây nam, nên sự nén ép theo hướng Tây Bắc- Đông Nam trở lên lớn hơn thay cho tách giãn đông bắc- Tây Nam trước đó. Sự nén ép nàyảnh hướng đến Bể Sông Hồng. Kết quả là, sự nghịch đảo mảng

diễn ra và hình thành cấu trúc cánh hoa. Trong khi đó khu vực phía đông nam có điểm trung hòa mới tiếp tục bị tách giãn theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.

Hình 6.37: Nghịch đảo mảng ở rìa nam của bể Sông Hồng.

Trong khoảng 30 đến 15 triệu năm, tiếp tuyến của đứt gãy suy giảm độ lớn dẫn đến trượt bằng trái dần bị mất khi vector 1 vuông góc với đứt gãy. Sau 15 triệu năm, vector 1 song song với quỹ đạo của mảng Ấn Độ đến hiện tại vector đó bị tách làm hai. Vector 2 vuông góc với đứt gãy theo hướng đông bắc, bởi vậy nó gây ra sự trượt bằng phải, trong khi đó vector 3 vẫn có vai trò như cũ. Sau 5,5 triệu năm, bể Sông Hồng tiếp tục mở rộng và tích tụ trầm tích.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHỤC HỒI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)