Gồm các đứt gãy của đới đứt gãy Sông Hồng: Sông Lô, Vĩnh Ninh, Sông Chảy, Hải Dương, Tiên Lãng và cácđứt gãyđi kèm, phân bố chủ yếu ở phía tây.
N1 1 N1 3 Mặt hiện tại Móng trước Kanozoi N12 Pliocen/Đệ tứ
Hình 6.16: Các đứt gãy trên mặt cắttuyến CC
- Đứt gãy Sông Hồng: Đứt gãy Sông Hồng là hệ đứt gãy sâu hình thành rất sớm (có thể Proterozoi- Paleozoi) và tái hoạt động nhiều lần, đặc biệt trong Kainozoi, đứt gãy nàyổn định vào sau thời kỳ Miocen muộn. Chiều sâu của đứt gãy Sông Hồng có thể đạt tới mặt mô hô, có biên độ dịch chuyển thay đổi từ 1.000m đến vài ba nghìn mét.Đo trên mặt cắt địa chất tuyến CC và sử dụng bản đồ cấu tạo ta xác định được đường phương/góc dốc của đứt gãy Sông Hồng vào khoảng 3400/850.
- Đứt gãy Sông Chảy: Đứt gãy dài khoảng 800km có thể sâu tới mặt mô hô. Đứt gãy này là giới hạn phía tây của phần trũng phía bắc bể Sông Hồng. Sử dụng mặt cắt địa chất tuyến CC ta xác định được hướng cắm của đứt gãy vào khoảng 3340/790. Biên độ dịch chuyển trong thời kỳ Kainozoi đạt từ 1.000m đến 2.000m.
- Đứt gãy Sông Lô: Đứt gãy Sông Lô dài khoảng 600km phát triển từ biên giới Việt - Trung ra đến phía Tây Bắc của lô 107 và nhập vào đứt gãy Vĩnh Ninh. Đây là đứt gãyđồng trầm tích, có đường phương/góc dốc là 1350/120.
- Đứt gãy Vĩnh Ninh: Đứt gãy Vĩnh Ninh nhập với hệ đứt gãy Sông Lô tạo nên địa hào trung tâm của phần phía Tây Bắc bể Sông Hồng. Tuy ến địa chấn CC đi qua phần đứt gãy chung kéo dài của đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy Sông Lô.
Ngoài các hệ thống đứt gãy trên còn có hệ thống đứt gãy á kinh tuyến là các đứt gãy nhỏ, sinh ra do hoạt đông của các đứt gãy lớn.