Tầng cấu trúc trên (Plioxen Đệ Tứ)

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHỤC HỒI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG (Trang 41)

Tầng cấu trúc này được cấu thành từ các trầm tích bở rời chưa được gắn kết có tuổi Plioxen - Đệ Tứ với thế nằm rất thoải từ 1 - 50. Các đứt gãy gần như không ảnh hưởng đến chúng. Các thành tạo này bao phủ rộng khắp trên toàn thềm lục địa, độ dày tăng dần lên về các trung tâm tích tụ (phía biển Đông). Thực tế thì từ các mặt cắt địa chấn và các mặt cắt địa chất giếng khoan cá c nhà địa chất chưa phân tách được các thành tạo Plioxen và Đệ Tứ. Chúng là các mặt cắt khá liên tục giống nhau về thành phần, tướng trầm tích và có chung một bìnhđồ phân bố không gian, tạo thành lớp phủ giả lên trên tất cả các bể.

CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG DẦU KHÍ

4.1 Đá sinh

Trong khu vực lô 103 –107, tồn tại hai tầng sinh chính tuổi Eoxen –Oligoxen và Mioxen dưới.

Đá sinh tuổi Eoxen –Oligoxen chủ yếu là các tập sét đầm hồ, giầu vật chất hữu cơ (TOC = 1,46 –2,04%), kerogen loại II và III, phát triển ở trũng phía Tây –Tây Nam của lô. Đá mẹ đã trải qua tất cả các pha tạo sản phẩm, sinh dầu từ 30 triệu năm trước, sinh khí và condensat cách đây khoảng 20 triệu năm.

Đá mẹ Mioxen dưới thành phần là sét chứa than, sét kết có nguồn gốc ven biển và biển, vậtchất hữu cơ nghèo –trung bình (TOC= 0,8 –1%) với kerogen loại III là chủ yếu (hình 4.1). Đá mẹ đang trong ngưỡng trưởng thành đến trưởng thành sớm và có khả năng cho sản phẩm (hình 4.2).

Trầm tích Mioxen trên và Plioxen chưa đạt ngưỡng trưởng thành nên không có nhiều ý nghĩa trong việc xác định tiềm năng dầu khí của khu vực.

Hình 4.1: Biểu đồ phân loại Kerogen trầm tích Mioxen dưới lô 103 [1]

Hình 4.2: Bản đồ thể hiện mức độ trưởng thành của đá mẹ ở nóc Mioxen dưới

lô 103–107 [1].

Diện tích màu vàng: trưởng thành sớm. Diện tích màu xanh lá cây: cửa sổ tạo dầu. Diện tích màu xanh nước biển: tạo condensat. Diện tích màu hồng: tạo khí khô.

4.2 Đá chứa

Qua nghiên cứu các giếng khoan trong khu vực, đá chứa trong lô 103 – 107 gồm các tầng cát kết tuổi từ Oligoxen trên đến Mioxen giữa. Đá chứa Oligoxen là cát kết hạt mịn với xi măng cacbonat, chiều dày dao động từ 5 -20 m nhưng có độ rỗng thấp nên không được coi là một tầng chứa tốt. Vỉa chứa tuổi Mioxen có độ dày từ vài mét đến 20 mét, nằm trong các lớp b ột kết, cát kết với độ rỗng thay đổi, trung bình là 7 -18% và độ thấm dao dộng từ 1- 10 mD.

4.3 Đá chắn

Trên cơ sở xem xét qui mô phân bố, hàm lượng sét, kích thước hạt, …, từ tài liệu giếng khoan kết hợp với phân tích tướng địa chấn cho thấy: Trong trầm tích Mioxen giữa, các tập sét than hoặc sét bột, đá vôi nằm xen kẽ với các tập cát kết có khả năng chứa. Chúng có chiều dày từ 5 – 75 m, với thành phần chủ yếu là illite (40 –50%), kaolinite (25 –40%), chlorite (5 –15%), còn lại là hạt vụn thạch anh hoặc canxit. Các tập sét trên của trầm tích Mioxen giữa đóng vai trò là tầng chắn

khu vực tốt, đồng thời đây cũng là tầng chắn địa phương với các lớp cát kết chứa sản phẩm trong Mioxen giữa.

Ngoài ra, trong trầm tích Oligoxen cũng tồn tại các tầng sét, bột kết, các lớp đá vôi mỏng. đây cũng là các tầng chắn mang tính chất địa phương cho các cấu tạo trong Oligoxen với chất lượng chắn thay đổi.

4.4 Các kiểu bẫy

Trong lô 103–107 có tồn tại các kiểu bẫy chính sau:

- Cấu tạo nghịch đảo trong Oligoxen trên – Mioxen (hình 4.3): Đó là những cấu tạo khép kín 3 chiều bị chắn bởi đứt gãy.

- Bẫy vát nhọn địa tầng trong Oligoxen trên (hình 4.4).

Hình 4.4: Bẫy địa tầng trong Oligoxen [1]

4.5 Thời gian, di cư và tạo bẫy

Đá mẹ Eoxen – Oligoxen đã trải qua tất cả các pha tạo sản phẩm, từ dầu đến khíẩm, khí khô. Đá mẹ đãđạt đến pha trưởng thành cách đây 30 triệu năm, tức là vào đầu Mioxen sớm, và thời gian di cư nguyên sinh nhất cách đây 16,5 triệu năm vào đầu Mioxen giữa. Đá mẹ Mioxen dưới sinh hydrocarbon trong suốt Mioxen muộn –Plioxen.

Sau khi dầu khí được sinh thành, chúng có thể di cư. Quá trình dịch chuyển nguyên sinh của cả dầu và khí ra khỏi đá mẹ có thể theo phương thẳng đứng và các khe nứt, sau đó chuyển sang dịch chuyển thứ sinh.

Việc tích tụ dầu khí phụ thuộc nhiều vào tuổi hình thành cấu tạo. Trong khu vực lô 103, chủ yếu là bẫy chứa hình thành trong Oligoxen muộn – Mioxen. Như vậy, nếu không bị phá hủy, các bẫy này rất thuận lợi cho việc tích tụ dầu khí, chủ yếu là khí do trầm tích Oligoxen – Mioxen dưới ở độ sâu chôn vùi lớn nên vật chất hữu cơ đã quá trưởng thành (sinh khí khô là chủ yếu) trong khi đá mẹ Mioxen giữa chất lượng kém, sinh khí là chính. Tuy nhiên, hệ thống đứt gãyở khu vực có thể là một trong những nguyên nhân phá vỡ một phần các tích tụ trước đó hoặc làm thất thoát một lượng dầu khí di cư đồng thời với tuổi hình thànhđứt gãy.

PHẦN II. PHỤC HỒI LỊCH SỬ ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHỤC HỒI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT PHẦN BẮC BỂ SÔNG HỒNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)