Ngoài các giả thuyết trên nhiều tác giả cũng nêu ra một số quan điểm khác, trong đó có tác giả coi bể Sông Hồng đơn giản là dạng tách giãn (rift).
Bể Sông Hồng
Hình 6.32: Mô hình dạng rift của Bể Sông Hồng
Về cơ bản Bể Sông Hồng là bể kiến tạo dạng rift do sự tách giãn biển Đông. Nhưng đây là quan điểm cơ bản, từ quan điểm này các tác giả đã mô tả và đưa thêm nhiều các yếu tố khác để tạo các mô hình cấp cao hơn của bể Sông Hồng.
Quan điểm rift chạc ba này là của tác giả Lê Như Lai, ông cho rằng bể Sông Hồng là bồn trầm tích có dạng chạc ba. Cấu trúc chạc ba có ba nhánh xuất phát từ một trung tâm, được hình thành do quá trình biến dạng của Trái Đất. Cấu trúc chạc ba ở bể Sông Hồng gồm ba nhánh, nhánh thứ nhất theo phương Tây Bắc- Đông Nam, nhanh thứ hai theo phương Đông Bắc-Tây Nam và nhanh thứ ba phát triển theo hướng á kinh tuyến. Trong ba nhánh này có 2 nhánh phát triển từ đứt gãy Sông Hồng và đứt gãy Tây Lôi Châu , chúng chuyển sang cấu trúc địa hào và trở thành rift.
Thông thường cấu trúc chạc ba nối liền với cấu trúc chạc ba khác lân cận và tạo thành cấu trúc rift có quy mô lớn.
Hình 6.33: Mô hình chạc ba của Bể Sông Hồng
Đứt gãy sông Hồng Đứt gãy Beibuwan
Trong bản đồ cácyếu tốcấu tạo bể Sông Hồng ta thấy rất rõ cấu trúc này
Hình 6.34 : Bản đồ các yếu tố cấu tạo bể Sông Hồng