7. Kết cấu luận văn
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 –
– 2020
Bước vào giai đoạn mới 2011 - 2015, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát: “...huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
82
dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”.
Mục tiêu cụ thể: * Về kinh tế
1- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11%/năm, trong đó:
+ Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,8%/năm. + Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên. + Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm.
2. Cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2015 là: 19,0% - 48,0% - 33,0%.
3. Cơ cấu lao động năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 43% - 30% - 27%.
4. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm trở lên. 5. Thu ngân sách nội địa tăng 15%/năm.
6. GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt khoảng 1.800 USD. 7. Tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm đạt 145 -150 ngàn tỷ đồng. * Về xã hội
8. Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS; 98% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên.
9. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3,2 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55% trở lên.
10. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm.
11. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đến năm 2015 xuống dưới 16%.
12. Đến năm 2015 có 7,5 bác sỹ/1 vạn dân; 30 giường bệnh/1 vạn dân (kể cả giường bệnh ở cấp xã).
83
14. Đến năm 2015 có 65% làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá, 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan đơn vị văn hoá.
15. Hàng năm có trên 75% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và xuất sắc trở lên.
16. Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng nông thôn mới cho 25% số xã theo tiêu chí của Chính phủ.
* Về môi trường
17. Đến năm 2015, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. 18. Đến năm 2015, 100% khu, cụm công nghiệp hoạt động có lắp đặt và sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung. [30]
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Hải Dương, đó là: Tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề mà luật pháp không cấm, trong đó đặc biệt ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường; ưu tiên các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp phụ trợ; xây dựng cơ sở hạ tầng; các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, y tế, tài chính, bưu chính viễn thông; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao; phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và sản phẩm xuất khẩu. Hạn chế đến mức thấp nhất các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm môi trường, đóng góp ngân sách ít và sử dụng đất lớn.
Mục tiêu phấn đấu chủ yếu năm 2011
- Vốn đầu tư: 2.643,5 triệu USD (trong đó cấp mới 2.543,5 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn 100 triệu USD).
- Vốn đầu tư thực hiện : 330 triệu USD - Doanh thu: 2.000 triệu USD
84
- Nộp ngân sách: 100 triệu USD
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút và duy trì sự phát triển FDI của Hải Dương trong giai đoạn vừa qua; phân tích các cơ hội và thách thức; xu hướng chung của dòng FDI quốc tế và cạnh tranh trong nước, các quan điểm để định hướng việc thu hút và duy trì sự phát triển FDI giai đoạn 2007-2020 như sau:
- Tăng cường thu hút FDI nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế cao đồng thời phải đảm bảo bền vững. Thu hút vào lĩnh vực sản xuất nhưng không được huỷ hoại môi trường.
- Phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, kết hợp phát triển kinh tế công nghiệp truyền thống với phát triển công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ mới, tiên tiến.
- Duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI để tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách đầu tư thêm của các doanh nghiệp hiện tại và các doanh nghiệp mới.
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nói trên, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục coi trọng vai trò của đầu tư nước ngoài và sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, để thu hút nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Để thu hút mạnh nguồn lực đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương luôn coi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được bình đẳng như doanh nghiệp trong nước trong kinh doanh và sẽ tạo điều kiện để đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng phù hợp với các cam kết quốc tế.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu
85
hạ tầng kinh tế – xã hội cũng như có những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh (lắp ráp điện tử) nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện phụ tùng để tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm công nghiệp với công nghệ cao tại địa phương. Tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị.
Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Hải Dương đã xác định ba khâu đột phá, đó là:
Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
Hai là, cải cách hành chính, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành
chính nhằm đơn giản hoá thủ tục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước;
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huy
động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hạ tầng về giao thông vận tải, đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh đang và sẽ được đầu tư lớn hơn nhiều so với các năm trước.
3.2 Các giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để tăng cƣờng thu hút FDI ở Hải Dƣơng
Từ những phân tích môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội tại cho thấy tỉnh Hải Dương có những điểm mạnh, điểm yếu và đứng trước nhiều cơ hội, thách thức.
Tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) của môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương:
Mô hình SWOT
Cơ hội
- Dòng FDI nhiều.
- Xu hướng đầu tư vào Việt Nam tăng lên.
- Nằm trong khu vực tam giác
kinh tế phát triển.
Thách thức
- Cạnh tranh thu hút lao động.
- Cạnh tranh trong thu hút FDI. - Tác động của cực trung tâm trong thu hút FDI
Điểm mạnh
- Lãnh đạo chính quyền năng động
Thực hiện nắm cơ hội:
- Xây dựng các KCN để đón các nhà đầu tư.
86
Để khắc phục điểm yếu, khai thác lợi thế nắm bắt cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực do môi trường đem lại cần có chiến lược dài hạn và các giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020.
3.2.1 Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch
* Các giải pháp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Các cấp lãnh đạo tỉnh cần đưa ra quy hoạch phát triển kinh kế - xã hội dài hạn và công khai các quy hoạch này.
Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định sô 4940/2005/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020. Quy hoạch này đã chỉ rõ các giai đoạn cụ thể phát triển kinh tế - xã hội từ 2006 – 2020 qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 2006 đến năm 2010; Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến năm 2015; Giai đoạn 3: Từ năm 2016 đến năm 2020 [30]. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội đất nước và thế giới trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến; tỉnh cần có sự rà soát, cụ thể hóa những tiêu chí trong quy hoạch này để đảm bảo tranh thủ được thời cơ, vượt qua những thách thức hiện tại.
* Hoạch định cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực cụ thể phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hệ thống giao thông thuận lợi ,
- Ổn định về sử dụng đất. - Thiết chế pháp lý tốt.
- Chính sách rõ ràng minh bạch. Tăng cường quảng bá hình ảnh Hải Dương.
Điểm yếu
- Số lượng trường dạy nghề còn thiếu
- Lao động có tay nghề và có chuyên môn kỹ thuật cao còn thiếu.
- Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm.
- Một số cán bộ chưa đáp ứng
được yêu cầu công việc quản lý Nhà nước.
Khắc phục yếu điểm:
- Tăng cường cơ sở vật chất và con người cho các trường dạy nghề, kết hợp doanh nghiệp cùng nhà trường đào tạo công nhân. - Cải cách các thủ tục hành chính, công khai quy trình giải quyết.
87
Xây dựng các tiêu chí cụ thể thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài theo hướng tăng hàm lượng công nghệ và giảm lao động phổ thông. Thông qua công tác quy hoạch đầu tư, xác định các dự án, lĩnh vực, địa phương cần kêu gọi vốn đầu tư.
Trong thời gian vừa qua tỉnh Hải Dương đã quan tâm tới lựa chọn dự án trong thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động đã bị hạn chế và được chuyển tới những vùng xa hơn. Các dự án vốn lớn, hàm lượng công nghệ cao được khuyến khích đầu tư vào các khu vực trung tâm. Mặc dù vậy, việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư cũng gặp không ít khó khăn, do có sự khác biệt về lợi ích, về quan điểm trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài giữa chính quyền và các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. Theo kinh nghiệm của một số địa phương và vùng lãnh thổ, chính quyền địa phương thường xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để làm cơ sở cho việc thu hút, lựa chọn và xét duyệt các dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này được xây dựng cho từng khu vực, vùng, thậm chí từng KCN khác nhau.
Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho thu hút, lựa chọn và xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là biện pháp mạnh buộc các nhà đầu tư, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng phải tuân thủ đáp ứng mục tiêu phát triển chung của tỉnh. Việc xây dựng các tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài có thể không được sự ủng hộ của một số công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là biện pháp cần thiết để định hướng thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cũng là biện pháp cần thiết để điều chỉnh cơ cấu các doanh nghiệp FDI đảm bảo sự phát triển bền vững.
Một số tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể cân nhắc đó là: vốn đầu tư/ chỗ làm việc (hoặc lao động), vốn đầu tư/ ha, tỷ lệ vốn đầu tư công nghệ/ tổng vốn đầu tư.
88
Quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá do UBND tỉnh trực tiếp làm chủ đầu tư.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn với công nghệ cao, phát triển công nghiệp phụ trợ... việc quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các KCN chuyên môn hoá sẽ không được sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng tổng hợp hay chuyên môn hoá là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của tỉnh cũng như lợi ích của các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng (nhà đầu tư sơ cấp) trước mắt cũng như lâu dài. Trước mắt có thể có những mâu thuẫn về lợi ích trong phát triển các khu công nghiệp. Phát triển các khu công nghiệp tổng hợp có thể đảm bảo lợi ích cho các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng trước mắt, nhưng việc phát triển các khu công nghiệp chuyên môn hoá sẽ đảm bảo lợi ích ổn định và bền vững lâu dài cho các bên liên quan.
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá theo ngành nghề, lĩnh vực hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đầu tư và chuẩn bị các nguồn lực cho khu công nghiệp đồng thời thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư lớn với công nghệ cao. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ tạo thêm giá trị gia tăng.
3.2.2 Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách và cơ chế đầu tư
Cải cách, đơn giản và hiện đại hóa thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng nhất để cải thiện những hạn chế về luật pháp, chính sách và cơ chế đầu tư. Để làm được điều này tỉnh cần:
- Thực hiện cải Cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" trên một số lĩnh vực, Sở Kế hoạch đầu tư công khai hoá thủ tục và rút ngắn thời gian tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ các dự án đầu tư. Thông qua tổ tiếp nhận và trả hồ sơ tại