7. Kết cấu luận văn
2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, mặc dù chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên toàn thế giới song với sự quyết tâm cao trong lãnh đạo của Đảng; Chính quyền các cấp và sự cố gắng của nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế của Hải Dương 3 năm qua phát triển khá.
- Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu chuyển dịch tích cực, tổng sản phẩm trong tỉnh luôn tăng cao hơn cả nước. Trong 3 năm từ 2006 - 2008 tổng sản phẩm tăng từ 8.440 tỷ đồng lên 11.532,6 tỷ đồng, tăng bình quân 10,95%/năm (Mục tiêu tăng 11,5%/năm). Tăng trưởng GDP ngành nông lân thuỷ sản tăng bình quân 2,850%/năm (mục tiêu 4,0%), công nghiệp + xây dựng tăng bình quân 13%/năm (mục tiêu 13,5%), các ngành dịch vụ tăng 11,5%/năm (mục tiêu 11,5%).
59
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Hải Dƣơng, Đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc giai đoạn 2001 - 2009
Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hải Dương - Cục thống kê Hải Dương
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2010, ước đạt 30.732 tỷ đồng (theo giá thực tế) và 13.436 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 10,1% so với năm trước (năm 2009 tăng so với 2008 là 6,0%). Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,5%; khu vực dịch vụ tăng 12,3%. Trong 10,1% tăng trưởng GDP chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 6,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 3,6 điểm phần trăm.
Bảng 2.8 Ƣớc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2010
(Theo giá so sánh 1994) Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm 2009 (%) Đóng góp vào tốc độ tăng chung (%) GDP 13.436 10,1 10,1
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.187 2,2 0,4
Công nghiệp, xây dựng 7.199 11,5 6,1
Dịch vụ 4.050 12,3 3,6
- Qui mô nền kinh tế năm 2010 gấp 2,3 lần năm 2005. GDP/người năm 2005 đạt 8 triệu đồng, năm 2006 là 9,0 năm 2007 là 10,5 triệu đồng, năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân 2001-2005 Cả nước 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 8,17 8,48 6,23 5,32 6,78 7,5 Vùng ĐBSH 9,4 11,1 11,0 11,1 11,7 10,9 Hải Dương 8,2 12,2 12,9 9,2 11,5 11 11,5 5,9 9,8 10,8
60
2008 là 13,5 triệu đồng; 2010 là 17,9 triệu đồng (tương đương 530; 563; 653;794 và 964 USD). Trong 6 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới bị giảm sút đã tác động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của Hải Dương dự báo kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 2,7% so với 6 tháng đầu năm 2008 trong đó nông – lâm – thủy sản giảm 3,2%, công nghiệp xây dựng tăng 3,6%, dịch vụ tăng 4,6%,
- Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu Nông nghiệp - thuỷ sản; Công nghiệp - xây dựng; dịch vụ năm 2005 là 27,1% - 43,6%- 29,3%, năm 2010 đạt 23% - 45,4% - 31,6%.
Hình 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngànhTỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2005 - 2010 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2007 2008 2009 2010 Dịch vụ
Công nghiệp và xây dựng Nông nghiệp và thủy sản
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Cơ cấu kinh tế nhà nước - kinh tế ngoài nhà nước - kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ: 31,4% - 54,8% - 13,8% năm 2005, năm 2007 là 28,0%-54,4%-17,6%, 2009 là 27% - 56% - 17%, 2010 là 25,8% - 56,4% - 17,8%.
61
Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo thành phần kinh tế tại Hải Dƣơng giai đoạn 2005 - 2010
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2007 2009 2010 KT có vốn đầu tư nước ngoài KT ngoài nhà nước KT nhà nước
Nhƣ vậy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Dương những năm gần đây tương đối ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Điều này góp phần tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi lựa chọn Hải Dương là địa bàn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nêu trên chưa phải tăng trưởng bền vững, tăng trưởng theo chiều sâu mà mới chỉ là tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào vốn là chủ yếu. Hơn nữa, tiềm lực kinh tế của tỉnh còn bé, nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh, thành phố đang phát triển còn cao.