Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (Trang 101)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn tới.

Việc xúc tiến cần gắn liền với khẩu hiệu “không quá nửa ngày bạn có thể

đến được Hải Dương” để tạo sự gần gũi với các nhà đầu tư hơn nữa. Bởi vì Hải

Dương gần Hà Nội chỉ cần hơn 1 giờ ô tô đã đến được Hải Dương, cộng thêm khoảng 03 giờ bay đến Hà Nội, nếu bạn ở khu vực Đông Nam Á thì đã có thể có mặt ở Hải Dương.

Các giải pháp cụ thể bao gồm:

3.2.4.1. Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thuộc UBND tỉnh.

Việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương hiện nay. Việc thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương

96

mại cho phép tập trung được các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại.

Theo kinh nghiệm quốc tế, thông thường các tổ chức xúc tiến đầu tư được thành lập ở cấp quốc gia hay vùng/ lãnh thổ và thực hiện bốn mục tiêu gồm (1) tạo cơ hội đầu tư; (2) tư vấn về chính sách; (3) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (4) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây:

- Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp; - Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau;

- Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng; - Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư".

Tùy vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư, trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia/ vùng. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư.

Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình ảnh phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Chính phủ/ chính quyền vùng. Về kinh phí hoạt động, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là ngân sách.

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại tỉnh Hải Dương, việc thành lập "Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại" là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương. Trung tâm là có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

97

- Chức năng: là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương có chức năng cụ thể: (1) quảng bá giới thiệu hình ảnh Hải Dương, (2) tư vấn về chính sách đầu tư và thương mại, (3) tạo cơ hội đầu tư; (4) cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại.

- Nhiệm vụ: (1) Phối hợp các ban/ ngành và các doanh nghiệp chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, (2) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và ở nước ngoài; (3) Đầu mối liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, giới thiệu các cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai; (4) Quản lý trang web về xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Đồng Nai; (5) Nghiên cứu đề xuất cho UBND tỉnh về chuẩn bị và xây dựng và dự án gọi đầu tư; (6) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư, thương mại.

- Kinh phí hoạt động của Trung tâm: Kinh phí hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm: (1) Ngân sách của địa phương; (2) Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; (3) Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại.

3.2.4.2. Tăng cường tiếp cận và liên kết với nhà đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam.

Nhìn chung các địa phương ở Việt Nam ít sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong tư vấn xây dựng các dự án đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng của các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực. Thông qua tiếp xúc, cùng làm việc với các nhà tư vấn chuyên nghiệp cán bộ làm việc trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực.

Tỉnh Hải Dương có thể thông qua Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại để tiếp cận với các công ty tư vấn uy tín trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam

98

như KPMG, Price Water House Coopers... để chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, giới thiệu các cơ hội đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghệ để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Do đó tăng cường tiếp cận và liên kết với đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) để giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm hiểu nguyện vọng các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, Mỹ... ví dụ như đại diện thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Châu Âu (Eurocham), Phòng thương mại và công nghiệp Hoa Kỳ (Amcham)...

3.2.4.3. Xúc tiến đầu tư từ nhiều phía, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, chủ động tiếp cận với lãnh đạo tập đoàn xuyên quốc gia

(TNCs) trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xúc tiến đầu tư cần được thực hiện từ nhiều phía, đa dạng hoá các phương thức, cách tiếp cận với các nhà đầu tư, đặc biệt quan tâm tiếp cận các tập đoàn công ty xuyên quốc gia - TNCs, chú ý nắm bắt chiến lược kinh doanh và chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia này để xây dựng các kế hoạch xúc tiến đầu tư phù hợp, hiệu quả.

Hiện nay, Chính phủ thực hiện chủ trương "phân cấp mạnh" cho các địa phương trong việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH - ĐT) chủ yếu thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư lớn, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia - TNCs khi có ý định đầu tư vào Việt Nam họ thường bắt đầu từ tiếp cận với các cơ quan của Chính phủ (trong Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economic Forum tại Davos vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia).

99

Thông qua các cơ quan của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao...) để nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư trên cơ sở đó giúp cho tỉnh có sự chuẩn bị tích cực thu hút được các nhà đầu tư lớn làm "chim mồi" thu hút các nhà đầu tư khác. Bên cạnh đó, để xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư là các tập đoàn xuyên quốc gia, trên cơ sở các quan hệ với các cơ quan trung ương và vị thế sẵn có của địa phương, tỉnh Đồng Nai cần tăng cường tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn công ty xuyên quốc gia (TNCs).

3.2.4.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng trang web trong xúc tiến

đầu tư và thương mại.

Hải Dương được đánh giá là một trong những tỉnh tiên phong về Chính phủ điện tử, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin nội bộ cũng như công cộng. Trong thời gia qua tỉnh Hải Dương đã sử dụng hiệu quả trang web trong việc quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư, giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp.

Nhìn chung, trang web đã cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tương đối tốt. Cấu trúc website bao gồm các phần: giới thiệu chung, bộ máy chính quyền, thông tin kinh tế xã hội, thủ tục hành chính, dịch vụ trực tuyến, văn bản pháp luật, báo điện tử. Trang web đã giúp các nhà đầu tư có được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về môi trường đầu tư của tỉnh. Thông tin trong trang web được cập nhật một cách thường xuyên, phản ánh nhanh chóng, kịp thời, chính xác những tin tức, tình hình, diễn biến nổi bật của Hải Dương. Truy cập vào trang web, các nhà đầu tư có thể tìm thấy những thông tin mình quan tâm một cách nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy cao. Chẳng hạn như, thông về các khu công nghiệp trọng điểm, các mức giá có thể thuê được đối với từng khu công nghiệp, các quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Hải Dương. Với việc hiển thị ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các công cụ tìm kiếm nhanh và đặc biệt với dịch vụ RSS (Really Simple Syndication - dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản), trang web đã tạo điều kiện thuận lợi cho các

100

nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin.

Vì vậy, Hải Dương cần chú ý tới nâng cấp hoàn thiện và cập nhật thông tin hàng ngày trên trang web, quan tâm tới cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư, nên giới thiệu thông tin về pháp luật dưới dạng hỏi đáp, giới thiệu về từng khu công nghiệp, giới thiệu về các dự án gọi đầu tư. Ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Pháp và Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là đào tạo và hỗ trợ cho các cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực liên quan đến FDI để có thể sử dụng hiệu quả trang web trong công việc cũng như sử dụng trang web là công cụ hiện đại, hiệu quả trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI.

3.2.4.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ.

Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ là bước tiếp theo trong quá trình xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và lồng ghép với nhau. Quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là biện pháp tích cực nuôi dưỡng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI.

Một số hoạt động cần được quan tâm tổ chức nhiều hơn như các hội thảo, triển lãm, giới thiệu cơ hội đầu tư. UBND tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư, mở rộng quy mô của trung tâm triển lãm giới thiệu sản phẩm (hiện thuộc Ban quản lý KCN) cho ngang tầm với quy mô của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)