Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (Trang 45)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2 Nguồn lực tự nhiên

* Vị trí địa lý: Tỉnh Hải Dương nằm ở toạ độ địa lý 20057' vĩ độ Bắc, 106018' kinh độ Ðông với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1654,8 km2 [5,tr.21], chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội 56 km, cách Hải Phòng– cảng biển lớn nhất miền Bắc và thứ hai cả nước 49 km. Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vực kinh tế trọng điểm phía Bắc với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – khu vực có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, hiệu quả.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Vị trí địa lý nêu trên là một điều kiện thuận lợi và là thế mạnh cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế của Hải Dương với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực và thế giới; là một trong những động lực để thu hút các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng; đặc biệt nó tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong cả nước, có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng.

Là tỉnh nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, với khoảng cách tương đối gần hai trung tâm công nghiệp lớn Phía Bắc Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong thu hút FDI và phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó Hải Dương cũng

40

không tránh khỏi những tác động do trung tâm này mang đến trong phát triển kinh tế và thu hút FDI.

* Tài nguyên thiên nhiên: Nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ, như các tỉnh lân cận, tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương không đa dạng về chủng loại nhưng lại có trữ lượng lớn đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp

- Tài nguyên đất: Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 10,77%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669 ha, chiếm 16,1%; diện tích đất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 6.368 ha, chiếm 7,5%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm 6,88%.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt nước chưa được khai thác là 1.364 ha.

- Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 9.147 ha, tỷ lệ che phủ đạt 5,9%. Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 3.104 ha, diện tích rừng trồng là 6.043 ha.

- Tài nguyên khoáng sản:có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như:

+ Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

+ Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8-1,7%; Al2O3: 17-19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.

41

+ Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa

+ Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

Với đặc điểm như trên, tài nguyên thiên nhiên của Hải Dương chưa phải là một hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. So với các tỉnh khác trong cả nước thì Hải Dương có nguồn tài nguyên khá nghèo nàn, tuy một số loại trữ lượng lớn nhưng không phải là những loại có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, với thế mạnh về các tài nguyên phục vụ công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, đá vôi, gạch chịu lửu… Hải Dương cũng thu hút được sự quan tâm nhất định từ phía các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này như các dự án: xi măng Phúc Sơn (Thị trấn Phú Thứ - Huyện Kinh Môn)…

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)