Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (Trang 106)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5 Nhóm giải pháp khác

3.2.5.1 Các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ.

Một trong những mục tiêu của thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI là tác động tích cực đến phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ.

UBND Tỉnh xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ, tương thích với chiến lược đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Sự phát

101

triển của công nghiệp phụ trợ phù hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cần được nghiên cứu xây dựng tương thích với chiến lược thu hút đầu tư và chu kỳ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

Để thực hiện, Tỉnh cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty Nhà nước, có cơ chế chính sách thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình nguyện viên cao cấp (senior volunteers). Tỉnh có thể thông qua các tổ chức quốc tế để tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp phụ trợ.

Bên cạnh đó Tỉnh Hải Dương thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đĩa đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v....). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3 - 5 năm). Xây dựng chế độ thưởng đặc biệt cho những công ty (kể cả Nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có thành tích cao về xuất khẩu.

Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Tỉnh nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp Nhà nước.

102

3.2.5.2 Giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư về quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm.

Hiện nay chính quyền tỉnh đang áp dụng linh hoạt các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI như bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân như đã nói ở trên đã tạo ra sự hấp dẫn thu hút FDI. Ngoài ra còn biện pháp hỗ trợ khác như hỗ trợ nhà đầu tư quảng cáo khuyếch trương sản phẩm. Quảng cáo khuyếch chương sản phẩm là một hoạt động thực sự cần thiết đối với bất cứ nhà kinh doanh sản xuất nào. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tỉnh có thể có các biện pháp để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quảng bá hình ảnh, thương hiệu, quảng cáo sản phẩm bằng cách kết hợp chương trình khuyếch trương hình ảnh của tỉnh gắn liền với các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong tỉnh trên trang Wed của tỉnh miễn phí. Thiết kế một “siêu thị sản phẩm Hải Dương” trên trang Wed của tỉnh, có sự liên kết với các trang Wed của các doanh nghiệp để khi người tiêu dùng hay các nhà đầu tư truy cập có thể có nhiều thông tin hơn nữa phục vụ ý tưởng đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó kết hợp các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh gắn liền với các doanh nghiệp trong tỉnh.

103

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu luận văn đi đến kết luận sau:

(1) Những năm gần đây, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2009, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Khó khăn này theo một số nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế không chỉ là nguyên nhân chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp sản xuất, cắt giảm đầu tư… mà là còn ở chính sách thu hút đầu tư chưa được hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nguồn vốn này ngày càng gay gắt, đầu tư còn giảm hơn so với trong khu vực. Những điều này liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường hơn nữa lượng vốn FDI vào tỉnh.

(2) Môi trường đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Nó bao gồm: môi trường cứng liên quan đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, môi trường mềm: các dịch vụ hành chính, pháp lý, tài chính – ngân hàng, kiểm toán, kế toán…

Môi trường đầu tư hấp dẫn phải là môi trường đầu tư có hiệu quả đầu tư cao và mức độ rủi ro thấp. Điều này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: sự ổn định chính trị - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, thủ tục hành chính, độ mở cửa của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, cùng cơ chế chính sách đầu tư…

(3) Qua việc phân tích cơ sở lý luận và tình hình môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó đến việc thu hút vốn FDI, luận văn đã chỉ ra được:

- Trong những năm vừa qua Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện môi trường đầu tư, có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư: sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải; sự năng động của lãnh đạo tỉnh; lực lượng lao động đông đào; hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là mạng lưới khu, cụm công nghiệp nhiều, đồng bộ và hiện đại; các chính sách đặc biệt là chính sách liên quan đến đất đai thực sự hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Do đó, trong các năm qua Hải Dương đã thu hút được 221 dự án FDI đến từ 23

104

quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 5.162,3 triệu USD; vốn thực hiện là 1.765,9 triệu USD. FDI đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Tuy vậy, môi trường đầu tư tại Hải Dương cũng còn nhiều điểm hạn chế. Hạn chế lớn nhất là chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, số lượng trường dạy nghề vừa yếu và thiếu; một số thủ tục hành chính còn rườm rà, thời gian giải quyết thủ tục hành chính còn chậm…

(4) - Từ việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Hải Dương. Nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong thời gian tới những giải pháp luận văn đưa ra với tính hệ thống, toàn diện, phù hợp với thực tế nên có tính khả thi cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà

Nội, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (6-2010),

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 – Một số chỉ tiêu chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Vũ Xuân Bình (2006), “Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Giáo dục lý luận (3), tr.35-39.

4. Cục đầu tư nước ngoài – Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm đầu tư nước

ngoài – Nhìn lại và hướng tới, NXB Tri thức, Hà Nội.

5. Cục thống kê Hải Dương (2010), Niên giám thống kê Hải Dương 2009, NXB Thống kê.

6. PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đại học quốc gia Hà Nội (chủ trì), GS.TS Nguyễn Kế Tuấn chủ nhiệm (2010), Đề tài khoa học KX.04.09/06-10: Vấn đề sở hữu trong

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Dương Mạnh Hải (2003), Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Trần Thị Thu Hương (2005), “Hoàn thiện công tác quản lí nhà nước

về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (10), tr. 3-12; (11),tr.37-49

10. Đặng Đức Long (1998), Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5

từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Luận án tiến sĩ kinh tế thế

giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11. Nguyễn Thị Mão (2001), Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. PGS. TS Ngô Quang Minh – TS Bùi Văn Tuyền (2008), “Kinh tế Việt

Nam sau một năm gia nhập WTO, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. GS.TS Dương Thị Bình Minh – Ths Nguyễn Thanh Thủy (7/2009), “Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI ở một số nước châu Á và các bài học cho thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí phát triển

kinh tế (225), tr. 15-17.

14. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo phát triển thế giới 2005 – Môi

trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, NXB Văn hóa – thông tin, Hà

Nội.

15. Trần Quang Nam (2006), “Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh: Kết quả mang lại và một số giải pháp”, Tạp chí

Kinh tế và dự báo (3), tr. 11-18.

16. Nguyễn Văn Oanh (2006) , Cải thiện môi trường đầu tư bắt đầu từ đâu?”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (1), tr. 44-45.

17. Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hải Dương (22/2/2011), “Phát biểu của đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư vào tỉnh Hải Dương”, website: http://skhdt.haiduong.gov.vn 18. Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hải Dương (2011) , Báo cáo tình hình FDI 9

tháng đầu năm và dự kiến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương -

Số: 1663/BC-KHĐT-KTĐN, Hải Dương.

19. Đỗ Quốc Tiến (2005), “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương”, Tạp chí Thương mại (8), tr.4-7.

20. Đỗ Quốc Tiến (2005), “Thu hút các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở huyện Kim Thành (Hải Dương), kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Giáo dục lý luận (7), tr.36-38.

21. PGS.TS Nguyễn Khắc Thân – PGS.TS Chu Văn Cấp (1996), Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. GS.TS Nguyễn Văn Thường – GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (đồng chủ biên) (2008): Kinh tế Việt Nam năm 2007 – năm đầu tiên gia nhập tổ

chức thương mại thế giới, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

23. Lê Công Toàn (2001), Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam giai đoạn

2001-2010, Luận án Tiến sĩ kinh tế Học viện chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam” –

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng (5), tr. 270-276.

25. Trần Tuế (2005), “Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn một trong những giải pháp không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”,

Tạp chí Giáo dục lý luận (10), tr.56-58.

26. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

27. Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn

28. Website: http://www.pcivietnam.org/rankings.php

29. Website: Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hải Dương:

http://skhdt.haiduong.gov.vn

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)