Thiết kế bài soạn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông (Trang 97)

VỘI VÀNG

Xuân Diệu

A. Mục tiêu cần đạt 1.1. Về tri thức

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

- Nêu được những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Xuân Diệu.

- Trình bày được lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời mãnh liệt cùng với quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của nhà thơ. - Chỉ ra sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết

lý sâu sắc trong bài thơ cùng với những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.

1.2. Về kĩ năng

- Đọc diễn cảm bài thơ, lúc say mê, náo nức, lúc chậm rãi, trầm buồn, đúng nhịp điệu.

- Phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

1.3. Về thái độ

- Có tình cảm với bài thơ “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu

- Nhận thức được giá trị của thời gian và tuổi trẻ trong cuộc đời của mỗi con người để từ đó có thái độ sống tích cực hơn.

*Khái quát những nội dung chính

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Đọc-hiểu tác phẩm:

+ Những cảm nhận độc đáo về thiên nhiên tươi đẹp + Quan niệm mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ

+ Thái độ của nhà thơ trước cuộc đời + Những thi pháp nghệ thuật độc đáo.

B.Phƣơng pháp, phƣơng tiện, tài liệu học tập 1.Phƣơng pháp dạy học chủ yếu

- So sánh

- Thuyết trình kết hợp đàm thoại.

- Câu hỏi gợi mở kết hợp phần luyện tập trong SGK. - Đọc sáng tạo

2.Phƣơng tiện, tài liệu học tập

- SGK ngữ văn 11 cơ bản (tập 2), SGV ngữ văn 11 cơ bản (tập 2), tập thơ Xuân Diệu.

- Giáo án cá nhân.

C. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

Đặt 2 câu hỏi cho 2 học sinh lên kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời của nhà văn Tản Đà. Sự nghiệp văn chương của ông có gì đáng chú ý?

Câu 2: Đọc thuộc lòng bài thơ “Hầu trời”. Nêu nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Tản Đà ( 1889 – 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Sơn Tây (nay là Ba Vì). Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản

- Lận đận trong thi cử, ông chuyển sang viết văn và làm báo kiếm sống => là một trong những người Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn.

- Cá tính: phóng khoáng, yêu đời, “ngông”, thích giang hồ xê dịch. - Sự nghiệp: có vị trí đặc biệt trong nền văn học nước nhà:

+ Là cây bút tiêu biểu của VHVN trong buổi giao thời, người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực

+ Được coi là gạch nối giữa VH truyền thống và hiện đại. Câu 2:

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Nội dung: là bài thơ mới mẻ, thể hiện cái “tôi” và ý thức cá nhân, cái nhìn mới của tác giả về nghề văn và văn chương.

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ được chia thành nhiều khổ và kết cấu lồng khung. + Giọng điệu khôi hài, nhiều khẩu ngữ, lối kể chuyện bình dân. + Hình tượng thơ không còn cổ điển ước lệ mà gần gũi, bình dân.

3. Bài mới

Nếu Thế Lữ tìm cái thiên đường tuyệt diệu ở chốn bồng lai tiên cảnh. Thì Xuân Diệu tìm thấy nó ngay ở trên mặt đất, ở giữa cuộc đời trần thế “ Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xưa ai nấy trở về hạ giới”- Với một tâm hồn tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Cùng trong phong trào thơ mới nhưng Xuân Diệu lại có một phong cách độc đáo mang đậm phong cách “Tây” – Ông được Hoài Thanh mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vậy phong cách ấy, thiên đường ấy như thế nào chúng ta hãy đến với “ Vội vàng” một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách của Xuân Diệu.

Hoạt động giáo viên- học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động1 GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn. HS: đọc tiểu dẫn trong Sgk. GV: Đặt câu hỏi để HS trả lời:

Phần tiểu dẫn nêu lên những nội dung cơ bản nào?

Đưa ra vài nét cơ bản về tác giả

GV: ngoài ra cuộc đời Xuân Diệu có gì đáng chú ý

I. Giới thiệu chung.

1. Tác giả và tác phẩm

a. Tác giả: - Tên thật Ngô Xuân Diệu sinh 2-2- 1916, mất 26-12-1985.

Cha là một nhà nho. Mẹ là vợ lẽ,

 Là con vợ lẻ nên thiếu tình thương yêu  ngay từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm nên ông luôn khao khát được giao cảm với đời, với thiên nhiên cuộc sống.

Quê cha ở Làng Trảo Nha nay là Can Lộc- Hà Tĩnh, quê mẹ ở gò Bồi – Tuy Phước – Bình Định – Qui Nhơn.

Xuân Diệu có sự kết hợp giữa hai yếu tố cần cù, hăng say lao động, rèn luyện tài năng của cha và chất phóng khoáng, yêu đời và tràn đầy khao khát.

- Là một trí thức Tây học chịu ảnh hưởng tư tưởng văn hoá Pháp một cách hệ thống. Mặt khác lại xuất thân trong gia đình nhà Nho nên Xuân Diệu ảnh hưởng nền văn hoá truyền thống.

 Thơ văn Xuân Diệu rất mới song chịu ảnh hưởng nhất định của văn hoá truyền thống nhưng vẻ hiện đại vẫn là một nét chủ đạo.

GV: Kể tên những tác phẩm chính của Xuân Diệu.

phê bình, dich thuật. Là thành viên trong nhóm tự lực văn đoàn. ông đã chân thành đi theo cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới: ở cảm xúc yêu cuộc sống mãnh liệt, khao khát được giao cảm với đời, ở quan niệm sống mới mẻ, sống phải vội vàng gấp gáp để tận hưởng, mới trong việc sáng tạo nghệ thuật: dùng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu mới lạ và mới cả ở giọng điệu hối hả, gấp gáp, vội vàng. Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh. Hay “It nhiều thiếu nữ buồn không nói”

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”  vì thế Xuân Diệu hay viết về mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ. Ông còn được mệnh danh là “ông hoàng của tình yêu”.

Sau Cách mạng tháng Tám thơ ông vẫn bộc lộ lòng yêu đời, yêu cuộc sống nhưng giàu chất hiện thực và tính thời sự hơn.

< Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn với sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt.

b. Tác phẩm:

* Tác phẩm chính: Thơ thơ.

* Trước CM tháng 8:

GV: Thơ Xuân Diệu mang những đặc điểm gì?

Liên hệ: Thơ Xuân Diệu còn là nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân diệu đắm say tình yêu, say cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn đều nồng nàn tha thiết.

Bài thơ vội vàng được rút ra từ tập thơ nào? Nêu chủ

Văn xuôi: Phấn thông vàng, Trường ca.

* Trước CM tháng 8:

Thơ: Riêng – chung, Mũi Cà Mau, Cầm tay,

Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, Thanh ca.

Phê bình, tiểu luận: Những bước đường

thăng trầm của tôi, Dao có mài mới sắc, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Ba thi hào dân tộc, Công việc làm thơ...

Đặc điểm thơ Xuân Diệu:

- Xuân Diệu được mệnh danh là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh). Thơ ông tràn đầy cảm xúc, một nguồn sống dạt dào, một quan niệm sống mới mẻ với những cách tân vượt trội đầy sáng tạo.

- Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết -> nhà thơ của mùa xuân, nhà thơ của tình yêu.

- Xuân Diệu là cây bút có sức lao động, sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực của nền văn học hiện đại. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn và một nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

2. Về bài thơ “Vội vàng

* Xuất xứ: Rút ra từ tập thơ “ Thơ thơ” Tiêu

biểu cho phong cách của Xuân Diệu: Sôi nổi, hăm hở, của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc

đề của bài thơ?

GV: Yêu cầu HS nêu chủ đề của bài thơ.

Bài thơ này có thể chia bố cục như thế nào? Nội dung chính của mỗi đoạn?

HS đọc diễn cảm bài thơ.

Hoạt động2

Bốn câu mở đầu bài thơ có gì đặc biệt? Em suy nghĩ gì về điều đó?

sống đến cuồng nhiệt, một nỗi ám ảnh về thời gian, bộc lộ một nhân sinh quan mới mẻ.

* Chủ đề:

- Niềm yêu đời, ham sống mãnh liệt của Xuân Diệu.

- Cảm quan, triết lí về thời gian, cuộc sống: hãy vội vàng, hãy sống hết mình, quý trọng từng giây phút của cuộc đời, của tuổi trẻ để tận hưởng niềm vui; hạnh phúc ngay trong cuộc sống trần thế.

* Bố cục: Chia 3 đoạn:

- Đoạn 1(13 câu đầu)  Bộc lộ tình yêu cuộc sống tha thiết

- Đoạn 2(16 câu giữa)  Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian

- Đoạn 3(Còn lại) Quan niệm sống, tuyên ngôn sống của nhà thơ: Sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cuộc sống.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết

* Bốn câu mở đầu:

- Lời tự bạch của Xuân Diệu: Tôi muốn: -Tắt nắng

-Buộc gió

 Ước muốn kì dị, táo bạo chỉ có ở tạo hóa.  Tác giả trực tiếp bộc lộ cái tôi, khẳng định cái tôi trước cuộc đời.

Tác giả muốn những điều ấy để làm gì? Em suy nghĩ gì về Xuân Diệu qua điều đó?

Vẻ đẹp cuộc sống ấy đã được cụ thể hóa như thế nào? Em có nhận xét gì về điều ấy?

Mục đích – Màu đừng nhạt mất – hương đừng bay đi

 Níu giữ vẻ đẹp, hương vị của cuộc sống, muốn vĩnh cửu hóa những vẻ đẹp vốn mong manh, dễ mất bởi thời gian.

 Sự sống muôn màu đang hiện hữu, tỏa sắc hương.

 ham muốn lạ lùng ấy hé lộ niềm yêu đời, ham sống lạ lùng, bồng bột với cuộc sống. * 9 câu tiếp: Thời gian tươi đẹp rực rỡ qua cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu:

- Của ong bướm – tuần tháng mật - Hoa – đồng nội xanh rì

- Lá – Cành tơ phơ phất - Yến anh – khúc tình si

 Hình ảnh thơ: vẻ đẹp ngời sáng, tràn đầy sức sống, âm thanh, niềm vui.  tất cả đang ở độ tươi mới nhất, vẻ đẹp căng tròn nhất, viên mãn nhất của tự nhiên, con người.

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp: ngày đây của (5 lần)  mọi thứ như được bày ra sắp xếp trên cuộc sống, phong phú, đa dạng => thiên nhiên như một bữa tiệc lớn, bày ra như một thiên đường ngay trên mặt đất.

=> Thiên nhiên được cảm nhận bằng một tâm hồn đầy ham muốn, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu đời, yêu cuộc sống => thế giới như một vườn tình ái đang đơm hoa, trỏa sắc, dạt

Em có nhận xét gì về hình ảnh của những câu tiếp theo? Hình ảnh ấy cho em cảm nhận gì?

Cao trào của cảm xúc ấy là câu nào? Em suy nghĩ gì về

dào nhựa sống, như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khêu gợi, rạo rực xuân tình.

Các hình ảnh:

- Ánh sáng chớp mi - Thần vui gõ cửa - Tuần tháng mật - Khúc tình si

=> Rất mới, rất Tây, lãng mạn, sự giao hòa: âm thanh, màu sắc, con người, sự vật => tạo ấn tượng mạnh mẽ về cuộc sống tươi đẹp trỏa sắc, lên hương, tràn trề nhựa sống => cuộc đời thật đáng sống biết bao.

Cao trào của cảm xúc: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Một sự so sánh độc đáo. -> Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ, độc đáo: lấy vẻ đẹp của con người làm nền, làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên ngược lại thơ Trung đại lấy thiên nhiên làm nền, thước đo vẻ đẹp của con người + nghệ thuật so sánh, chuyển đổi cảm giác “ngon” cụ thể hóa, cảm giác hóa vẻ đẹp của mùa xuân.

=> tháng giêng mơn mởn tơ non đầy sức sống thanh tân quyến rũ, tháng giêng mang sức quyến rũ không thể cưỡng lại được của một người tình rạo rực trinh nguyên.

=> tâm hồn thi sĩ dạt dào, sôi nổi, mãnh liệt, mang cảm giác ái ân, tình tự.

hình ảnh ấy?

- Quan niệm thẩm mỹ này của Xuân Diệu khác gì so với quan niệm trong thơ Trung đại?

So sánh: Thơ trung đại: “Phù dung như diện, liễu như mi”; “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Em suy nghĩ gì về tâm hồn thi sĩ?

Song tác giả vẫn có tâm trạng như thế nào?

=> Tâm hồn thơ lãng mạn, yêu đời yêu cuộc sống cháy bỏng, một lòng ham sống mãnh liệt, mở rộng tâm hồn đón nhận, giao hòa, giao cảm với cuộc đời trần thế.

Tâm trạng:

- Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa - không chờ nắng hạ mới hoài xuân

=> chuyển đổi tâm trạng từ say mê, vui mừng, đắm say sang tâm trạng phập phồng lo sợ - vẻ đẹp tan biến.

Tiết 2

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Vẻ đẹp cuộc sống, của thế giới được tác giả thể hiện như thế nào trong bài “Vội vàng”.

2. Bài mới: Giới thiệu bài mới.

Hoạt động1

Xuân Diệu có quan niệm về thời gian như thế nào? Quan niệm này có gì khác so với các nhà thơ xưa? So sánh với thơ Không Lộ thiền sư.

II. Đọc hiểu văn bản

2. Cảm thức và nỗi ám ảnh về thời gian

Con người trung đại:

- Thời gian tuần hoàn với chu kỳ 4 mùa.

- Cuộc đời một con người 36000 ngày. Sinh ra rồi mất đi như là một lẽ tất yếu, không gì bàn cãi.

Còn Xuân Diệu cảm nhận thời gian khác hẳn: - Xuân đương tới –đương qua

- Xuân còn non – sẽ già - Xuân hết – tôi cũng mất

=> Ý thức về cái tôi cá nhân quan niệm mới về thời gian, câu thơ mang tính chất triết lý:

- Thời gian tuyến tính, một dòng chảy, một khoảnh khắc đi vĩnh viễn.

- Thời gian trôi quá nhanh, trôi theo một quy luật không thể xoay chuyển.

Xuân: - Mùa xuân thiên nhiên - Tuổi xuân của con người

=>Thời gian trôi đi – Tuổi trẻ con người cũng mất đi, cảm thức thế giới mang tính mất mát. Thời gian – con người: Quan hệ đối lập

Tác giả đã cảm nhận thời gian trong mối quan hệ với con người như thế nào?

Trước quy luật ấy, tác giả có tâm trạng như thế nào?

Ý thơ ấy được cụ thể hóa bằng hình ảnh nào? Em suy nghĩ gì về điều đó?

- Xuân: Tuần hoàn

- Tuổi trẻ: chẳng 2 lần thắm lại

 thước đo thời gian của Xuân Diệu: tuổi trẻ.

=> nghịch lí cuộc sống: Thời gian của thiên nhiên, của vũ trụ tuần hoàn còn của tuổi trẻ của con người vĩnh viễn mất đi, không bao giờ trở lại, nó ngắn ngủi, hữu hạn.

- Còn trời đất – chẳng còn tôi mãi - Bâng khuâng – tiếc cả đất trời

=> Ngậm ngùi, tiếc nuối có phần bi quan trước sự hữu hạn của kiếp người.

Cảm nhận: Mùi tháng năm – rớm vị chia phôi Khắp sông núi – thanh thầm tiễn biệt => Tác giả sử dụng sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thời gian với:

- mùi tháng năm: Tác giả cảm nhận bằng khứu giác

- rớm -> khứu giác: thị giác - vị chia phôi: vị giác

=> Nỗi buồn, than tiếc trước cuộc đời, thời gian. Thời gian mang lại cho như một hương vị đặc biệt: vị chia phôi – thời gian là một cuộc

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)