Điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông (Trang 25)

1.2.2.1. Mục đích điều tra

Đánh giá chung những việc đã làm được và cả những tồn tại trong quá trình DH.

Tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả (Định hướng phân tích tác phẩm “Vội vàng” theo biện pháp so sánh)

1.2.2.2. Đối tượng điều tra

GV, HS lớp 11 tại một số trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Tài liệu học tập, thiết bị phục vụ dạy học “Vội vàng”.

1.2.2.3. Phạm vi điều tra

- Những thuận lợi, khó khăn khi giáo viên dạy “Vội vàng” - Phương hướng khai thác “Vội vàng” hiện nay.

1.2.2.4. Tư liệu điều tra

Phiếu điều tra

Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên SGK Ngữ Văn 11, SGV Ngữ văn 11 (tập II, bao gồm chương trình chuẩn và chương trình nâng cao), sách tham khảo, sách hướng dẫn, các bài viết của học sinh.

Giáo án

Chúng tôi khảo nghiệm bài soạn của GV trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số bài soạn trong sách Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11

1.2.2.5. Thời gian, địa điểm điều tra

Học kì II năm học 2010 – 2011

Hai địa bàn chính huyện Lạng Giang: nông thôn và thành thị.

1.2.2.6.Hình thức điều tra

Nghiên cứu tài liệu phục vụ DH, giáo án của GV, vở chuẩn bị bài của

HS; thực hiện dự giờ, phỏng vấn, phát phiếu, xem xét vở ghi, vở soạn bài, thiết bị DH được sử dụng…

1.2.2.7. Quá trình điều tra

Tiến hành điều tra tại 2 địa bàn chính thành thị: THPT Lạng Giang số 1; nông thôn: THPT Lạng Giang số 2, THPT Lạng Giang số 3 ( Lạng Giang - Bắc Giang)

* Điều tra tƣ liệu

Phiếu dành cho học sinh Thông tin cá nhân

Họ và tên……… Trường………. Huyện………. Tỉnh……….

Nội dung câu hỏi:

1. Anh (chị) hãy cho biết, trước cách mạng, Xuân Diệu sáng tác theo khuynh

hướng nào?

A. Lãng mạn. .B. Hiện thực

2. Trước mỗi giờ học văn anh ( chị) thường chuẩn bị những gì? A. Đọc và tìm hiểu trước tác phẩm và những tài liệu liên quan.

B. Chuẩn bị theo những câu hỏi trong sách giáo khoa và sách để học tốt? C. Không chuẩn bị gì cả.

3. Trong giờ học văn anh ( chị) học như thế nào? A. Chăm chú nghe giảng.

B. Chăm chỉ ghi chép

C. Sôi nổi thảo luận, trao đổi để khám phá tác phẩm. D. Học cầm chừng đợi hết giờ học.

4. Có ý kiến cho rằng, “tác phẩm “Vội vàng” là một bài thơ tình mang đậm

phong cách Tây của Xuân Diệu”. Ý kiến của anh (chị) thế nào?

A. Đồng ý

B. Không đồng ý

Đánh giá về sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo *Sách giáo khoa

Về sách giáo khoa hiện nay, đang song song tồn tại hai bộ: chương trình cơ bản và chương trình nâng cao.

Điểm chung cơ bản của hai bộ sách này là: mỗi bài học được cấu tạo theo hướng tích hợp Văn học, tiếng Việt và tập làm văn. Phần văn học được trình bày theo trình tự khá hợp lý.Cụ thể ở bài học về “Vội vàng”.

Phần Tiểu dẫn, (SGK cơ bản) trình bày ngắn gọn về tác giả, tác phẩm có liên quan trực tiếp đến dạy học “Vội vàng”. Về tác giả: quê quán, năm sinh, năm mất, quá trình tác giả lớn lên, tham gia hoạt động chính trị, xã hội, đặc biệt là quá trình sáng tác văn học của nhà văn và những sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu. Dung lượng không nhiều, chưa thật chi tiết nhưng theo khảo sát thì 90% bao

gồm cả GV và HS đều thấy như thế là vừa đủ. Về tác phẩm, sách chỉ cung cấp

đôi nét về xuất xứ và tên truyện khi mới ra đời giúp GV và HS có điều kiện mở rộng hiểu biết ban đầu về TPVC chuẩn bị học. SGK nâng cao thông tin sơ lược về tác phẩm, không trích dẫn về tác giả vì sẽ học ở bài tác gia Xuân Diệu trong SGK Ngữ Văn 11 nâng cao nên đã gây không ít khó khăn cho HS.

Phần văn bản “Vội vàng” của Xuân Diệu được trích dẫn đầy đủ, đảm bảo tính chỉnh thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy học.

Phần Hướng dẫn học bài, các tác giả soạn sách đã thông qua câu hỏi,

bài tập, định hướng việc học tập của HS, GV cũng có thể dựa vào đó để thiết kế bài học, khai thác tác phẩm.

Phần Ghi nhớ, tổng hợp những kiến thức cơ bản người học cần nắm vững sau khi học xong văn bản này. Nó vừa định hướng người học vừa có chức năng gợi ý kiểm tra lại kết quả cho GV (SGK nâng cao không có mục này).

Phần cuối cùng là Luyện tập – củng cố (SGK cơ bản), khắc sâu thêm

trọng tâm bài học, yêu cầu người học trình bày những suy nghĩ của mình sau khi học bài thơ “Vội vàng”. Nhìn chung, tuy chưa thoả mãn tất cả yêu cầu của người học nhưng SGK cũng đã phần nào giúp người học phát huy tính năng động, tích cực và gián tiếp định hướng hoạt động dạy của GV.

*Sách giáo viên

SGV là tài liệu gợi ý giảng dạy cho người GV trên nhiều phương diện: Bắt đầu từ mục tiêu bài học (cả về nội dung và nghệ thuật). Phần thứ hai là

những điều cần lưu ý, trong phần này lại chia làm bốn phần nhỏ: Nội dung

cung cấp, lưu ý về đặc điểm riêng của bài học, định hướng trọng tâm bài học

vào “Phân tích tác phẩm “Vội vàng”. Tiếp theo là gợi ý về PP và tiến trình tổ

chức DH, gợi dẫn về PPDH và tiến trình khai thác theo trình tự câu hỏi hướng

dẫn học bài. Phần kiểm tra đánh giá để xác định được mức độ cảm thụ tác phẩm và gợi ý của GV nếu cần thiết. Cuối cùng là tài liệu tham khảo – giới thiệu tài liệu tham khảo khi tác giả soạn bài nhưng nó cũng cho thấy những gợi ý của tác giả về nguồn tư liệu sử dụng… Với yêu cầu về dung lượng và

tính sáng tạo trong DH phù hợp với nhà trường… theo phần lớn GV được hỏi đều cho rằng việc gợi dẫn của SGV là vừa phải.

*Tài liệu tham khảo

Tài liệu về “Vội vàng” phong phú, đa dạng. Trường THPT nào cũng có một số cuốn sách quan trọng: Xuân Diệu về tác gia, tác phẩm… cũng như nhiều sách tham khảo, báo, tạp chí khác, đáng tiếc HS vẫn chưa biết cách khai thác giá trị của nó nhằm phục vụ cho việc cảm thụ tác phẩm.

Điều tra giáo án và hoạt động dạy bài thơ “Vội vàng” của giáo viên lớp 11 THPT

Chúng tôi tiến hành khảo sát một số giáo án, bài dạy của giáo viên tại trường THPT Lạng Giang số 1 tại các lớp 11A2, 11A8 và một số giáo án, bài dạy của giáo viên tại trường THPT Lạng giang số 2 tại các lớp 11A1, 11A4; trường THPT Lạng giang số 3 tại các lớp 11A3, 11A9. Những nội dung cơ bản trong các bài soạn và hoạt động dạy trên lớp của GV mà chúng tôi trực tiếp khảo nghiệm sẽ được trình bày cụ thể trong mục 1.2.2.8 kết quả khảo nghiệm dưới đây:

1.2.2.8.Kết quả điều tra

Căn cứ vào kết quả các phiếu mà chúng tôi đã phát cho học sinh và xem giáo án thu được kết quả điều tra như sau:

*Kết quả theo thống kê phiếu điều tra

- Đối với giáo viên

Bảng 1.1: Bảng thống kê việc sử dụng biện pháp so sánh trong giáo án dạy bài thơ “Vội vàng”

STT Trường Số lượng giáo án Có sử dụng so sánh nhưng rất ít Chủ yếu sử dụng so sánh Không sử dụng so sánh 1 THPT Lạng Giang số1 6 2 0 4 2 THPT Lạng Giang số2 7 2 0 5 3 THPT LạngGiang số 3 7 1 0 6

- Đối với học sinh.

Bảng 1.2: Bảng thống kê tình trạng học văn, học bài thơ “Vội vàng” của HS

STT Phương án Câu hỏi A B C D 1 1 95 % 5 % 0 % 0 % 2 2 10 % 85 % 5 % 3 3 40 % 40 % 20 % 0% 4 4 80% 20 % 0 % 0 %

*Kết quả về mức độ tiếp nhận bài thơ “Vội vàng” của HS hiện nay

Nhìn chung các em nắm được những kiến thức cơ bản về tác gia Xuân Diệu (dựa vào SGK là chính).

Về tác phẩm, phần lớn học sinh có những hiểu biết, bước đầu cảm nhận được những nét chính:

- Tình yêu cuộc sống tha thiết của Xuân Diệu.

- Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian.

- Quan niệm sống, tuyên ngôn sống của nhà thơ là sống vội vàng, sống cuống quýt để tận hưởng cuộc sống của nhà thơ.

Những kiến thức HS nhận thức được như trên mới chỉ là những tri thức ở dạng tối thiểu, dừng lại ở dạng gợi nhớ, chưa thể hiện được nhiều những khám phá riêng, mang tính chiều sâu của tác phẩm. Có thể những kiến thức trên thu lượm được thông qua hình thức đối thoại trên lớp.

Việc dạy học bài thơ “Vội vàng” ở trường phổ thông nhìn chung khá phong phú, đa dạng, tuỳ vào quan điểm, năng lực của GV và của người học mà đưa ra biện pháp dạy học phù hợp.

Ở đây, người dạy chọn cách sử dụng biện pháp so sánh là chủ yếu trong dạy bài thơ “Vội vàng” để học sinh nắm bài học sâu sắc hơn.

Qua khảo sát hoạt động dạy của GV chúng tôi nhận thấy một số điểm sau:

Về hiện tượng “Vội vàng” nhiều cách khai thác khác nhau: sử dụng hệ thống câu hỏi, bình giảng, đọc sáng tạo… quan trọng đặt ra là cần tìm hướng khai thác nào để đảm bảo tối ưu nhất, khai thác có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải đảm bảo tính chỉnh thể, phù hợp với năng lực HS mình phụ trách.

Số lượng GV đi theo hướng khai thác trong tài liệu hướng dẫn SGK và SGV chiếm tỉ lệ nnhiều hơn cả (70%). Khi soạn SGK, nhóm biên soạn thường dựa trên mặt bằng chung của trình độ nhận thức HS, vì vậy “dạy theo hướng dẫn của SGK và SGV là đạt yêu cầu” – không ít GV quan niệm như vậy. Tuy nhiên, tính vừa sức trong DH cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là nên kết hợp hướng dẫn trong SGK, SGV với những tìm tòi, sáng tạo của người dạy và đặc điểm HS mình phụ trách thì hiệu quả sẽ cao. Mỗi người thầy lại có những thế mạnh, hạn chế khác nhau và chính người GV đứng lớp phải nắm vững về sở trường, sở đoản của HS mình… từ đó mà đưa ra PPDH sao cho hợp lý.

Hình thức khai thác, nhìn chung vẫn đi theo hướng tách nội dung và hình thức ra làm hai mặt tương đối độc lập (khai thác xong nội dung thì khai thác hình thức). Cách khai thác này đã tồn tại từ khá lâu theo thói quen, phần lớn là do GV ngộ nhận là để đảm bảo tính “mạch lạc”. Mặt khác do một số vùng, một số lớp trình độ người học chưa cao, một vài GV chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu bài, ngại đổi mới BPDH. Quan niệm tách bạch nội dung và hình thức như vậy là không đúng, lí luận văn học ngày nay cho thấy TPVC rất khó có thể tách biệt rạch ròi yếu tố nào thuần tuý nội dung, yếu tố nào hoàn toàn là hình thức – khái niệm “hình thức mang tính nội dung” minh chứng cho ta thấy điều vừa nói. Cần khai thác kết hợp cả nội dung và hình thức, vận dụng so sánh với các tác giả, tác phẩm khác thì sẽ đem lại hiệu quả tiếp nhận cao hơn. Đó là cách khai thác mang tính văn chương hơn nhưng nó cũng khó hơn, đòi hỏi người GV phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tác

phẩm và tài liệu tham khảo khác nhau, kiến thức phải rộng, sâu (phải cảm và hiểu sâu sắc tác phẩm), có bản lĩnh sư phạm mới thực hiện tốt được. Thực tế DH cho thấy nhiều GV vẫn luôn tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy, vận dụng sáng tạo tư tưởng, nội dung của BPDH mới, tích cực – đối thoại và bước đầu cũng có những kết quả nhất định.

Phân tích kết quả điều tra

Từ kết quả điều tra, chúng tôi rút ra được một số nhận xét về cách dạy của giáo viên và sự cảm thụ của học sinh.

*Đối với giáo viên:

Nhìn chung, tình trạng dạy học theo lối đọc – chép không tồn tại tràn lan, trong giờ học đã xuất hiện sự luân phiên lượt lời của GV và HS. Bước đầu ở một số trường, một số lớp đã phần nào phát huy tính tích cực, năng động của người học.

Song hầu hết GV và HS mới chỉ nắm được yêu cầu tối thiểu liên quan đến mục đích giờ học tác phẩm này. Các giáo viên chỉ chú ý vào việc khai thác nội dung bản thân tác phẩm mà không đầu tư đúng chỗ vào yếu tố ngoài mang tính đặc trưng của văn bản. “Vội vàng” được phân phối chương trình 2 tiết (90 phút) nhưng học sinh chỉ nắm được những kiến thức rất cơ bản: hoàn cảnh ra đời tác phẩm, bố cục văn bản, nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm, chưa so sánh, đối chiếu với các tác phẩm, tác giả, trào lưu khác nếu có đối chiếu, so sánh thì rất ít.

Về việc chuẩn bị bài ở nhà: phần lớn GV chỉ yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa không yêu cầu HS tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến tác phẩm. Học sinh chưa thực sự hứng thú với giờ học do khi dạy giáo viên chưa chú tâm đến tính chất lãng mạn độc đáo rất Tây của Xuân Diệu- “nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới”.

Thời đại ngay nay, học sinh không chỉ tiếp cận tác phẩm văn học dưới hình thức trực tiếp đọc văn bản nữa mà có thể gián tiếp qua kênh nghe, nhìn, xem qua các tài liệu, các bìa bình luận trên sách, báo, internet. Các hình thức

tiếp cận gián tiếp thì rất phong phú, hấp dẫn, trong khi đó giáo viên giảng dạy trên lớp thì đơn điệu một chiều: phần lớn thầy giảng –trò ghi, hay giáo viên là trung tâm của giờ học. Từ đó không gây hứng thú cho học sinh.

* Đối với học sinh:

Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chủ yếu vẫn đơn thuần là đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các yếu tố ngoài văn bản và đặc trưng loại thể của tác phẩm không được chú ý đến. Chính vì vậy học sinh không hiểu sâu sắc tác phẩm, không thể tự mình lí giải được một số chi tiết mà chủ yếu dựa vào các tài liệu tham khảo, sách để học tốt Ngữ văn.

Trên lớp học vẫn thụ động nghe giảng, ghi chép lại kiến thức, còn rụt rè ít tham ra vào đối thoại với các bạn và thầy cô giáo về tác phẩm. Không tạo ra được những vấn đề cho tác phẩm. Chính vì vậy khó khăn nhất cho học sinh là nắm bắt được đặc trưng của tác phẩm.

Chúng tôi tìm hiểu thêm một số bài viết kiểm tra của học sinh 6 lớp 11 của trường THPT Lạng Giang số 1, Lạng Giang số 2, Lạng Giang số 3 (Lạng Giang, Bắc Giang)– chúng tôi thấy có hiện tượng nổi bật sau:

Các bài viết chỉ chung chung không có ý kiến riêng của mình. Kiến thức về tác phẩm chưa sâu sắc.

Có một số bài thoát khỏi tình trạng liệt kê kiến thức, biết bình luận kiến thức, phân tích nhưng chủ yếu nói theo những điều của giáo viên, không cảm thụ sâu sắc tác phẩm. Các em chỉ gói gọn những hiểu biết của mình trong tác phẩm. Chưa so sánh được với các tác giả, tác phẩm khác, hoặc nếu có so sánh thì rất ít.

Như vậy, về cơ bản tình hình dạy học “Vội vàng” một tác phẩm không thể thiếu trong chương trình THPT mà vấn đề giảng dạy còn nhiều bất cập và chưa thống nhất. Một tác phẩm đã cũ nhưng vẫn chưa được tìm hiếu một cách thấu đáo và xác thực, chưa thực sự gây hứng thú với cho học sinh. Về cơ bản, tình hình dạy học “Vội vàng” hiện nay ở THPT vẫn chưa đáp ứng hết đầy đủ được các yêu cầu của quá trình dạy học, chưa khai thác được hết giá trị và ý

nghĩa của tác phẩm, chưa phát huy được tối đa vai trò của học sinh, biến quá trình dạy học thành tự học, giáo dục thành tự giáo dục.

Mặc dù vậy, từ khả năng, quan điểm, quyết tâm của các thầy, cô dạy Văn cũng như khả năng, nguyện vọng của bản thân người học và sự hấp dẫn

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)