cách mạng tháng Tám
2.2.3.1. So sánh lịch đại
Thơ Xuân Diệu với thơ Trung đại
Về quan niệm thẩm mỹ Trong thơ xưa nói đến cái đẹp không thể không nhắc tới tùng, cúc, trúc, mai, long, ly quy, phượng. Còn trong thơ Xuân Diệu, lần đầu tiên ta bắt gặp cảm giác mới mẻ chưa từng thấy khi trời xanh non, hoa lá cỏ cây, ong bướm tất cả đều mê say. Thế nhưng hoa lá cỏ cây cũng chưa thể đẹp, mê hồn bằng thế giới của tuổi trẻ và tình yêu.
Nếu thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp cuả con người:
“Phù dung như diện, liễu như mi”
(Mặt đẹp như hoa phù dung, lông mày như lá liễu).
Hay “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
(“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
Vẻ đẹp của con người được so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên: mặt so sánh với trăng, lông mày so sánh với mày ngài,...Với Xuân Diệu, ông đưa ra
một tiêu chuẩn hoàn toàn khác: con người là chuẩn mực của cái đẹp. Đặc biệt ông lấy con người ở tuổi xuân- lứa tuổi căng đầy nhất, đẹp nhất để làm chuẩn mực, làm thước đo thẩm mỹ của vũ trụ. “Tuổi xuân chính là tác phẩm kỳ diệu
nhất mà tạo hoá ban cho con người” (GS.Nguyễn Đăng Mạnh). Nên Xuân
Diệu mới thấy vẻ đẹp của buổi ban mai như được phát ra từ cặp mắt đẹp vô ngần của bình minh.
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Hơn nữa, tháng giêng lại được so sánh với “cặp môi gần”
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;” “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh ri; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si;”
Tất cả các hình ảnh trong thơ Xuân Diệu luôn có cảm giác ái ân bởi Xuân Diệu nhìn cảnh vật thông qua lăng kính nhục dục- Khác hẳn với thơ xưa, thơ Xuân Diệu luôn cháy lên niềm khao khát giao cảm với đời bằng ngọn lửa rừng rực niềm khát sống, giao hoà, tận hưởng hạnh phúc tuyệt diệu trong trời đất.
Về tƣ tƣởng cảm xúc trong thơ Xuân Diệu không giống tư tưởng cảm
xúc thơ trung đại. Nếu như thơ trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo và học thuyết Phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. Tư tưởng tôn giáo: đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn vậy muốn lí giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại. Hơn nữa, văn học trung đại còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian nó kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian: từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác
động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. Vả lại, văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã. Cho nên con người trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn, không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn, bởi thế, họ coi trọng quá khứ, coi trọng cái khởi đầu, coi trọng người già. Chuẩn mực cái đẹp, của lẽ phải, cái đạo đức là ở quá khứ. Tính sùng cổ mà văn học trung đại đầy dẫy những điển cố, điển tích, những từ cổ… Trong sáng tác việc lặp lại truyện cũ, mô phỏng văn chương xưa chẳng những không bị chê trách mà còn là một cách tạo thêm giá trị cho sáng tác của mình. Hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính chất phi ngã. Nhà thơ cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắt quan sát của cá nhân mình, cũng như tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có quy định sẵn theo công thức: tứ quý, xuân lan, thu cúc… luật phối thanh của thơ phú cũng quy định chặt chẽ khiến người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính giác phi ngã của cộng đồng “tao nhân mặc khách”… người làm thơ có một kho từ điển, kho thi liệu, văn liệu chung được sử dụng trong sáng tác. Và vì vậy, thể loại văn học trung đại cũng mang tính quy phạm.
Con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu ngã.
Vô ngã là một phạm trù đặc trưng của văn học trung đại. Họ chưa khẳng định rõ bản ngã của mình, một con người vô ngã hoặc chủ yếu là vô ngã. Cho nên các bài thơ đều tập trung nói đến hoài bão to lớn, rõ ràng cho đất nước, cho cộng đồng.
Ngoài tra trong thơ trung đại, tư duy nguyên hợp và quan niệm“văn – sử - triết bất phân” đây là một hiện tượng đặc trưng và phổ biến: nổi nên chủ đạo như mọi người đã thừa nhận là quan niệm “văn dĩ tải đạo” “văn dĩ minh đạo” “văn dĩ quán đạo”… Chẳng hạn: “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một kiệt tác văn chương kết tinh trên cơ sở của quy luật văn – sử - triết bất phân: đó là lí tưởng nhân nghĩa trực tiếp sáng rực lên trong lời mở đầu và tiếp
tục chói lọi ở cuối tác phẩm, đó là một bản tổng kết tài tình cô đúc đầy đủ về lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, đó là một nguồn cảm xúc trữ tình mang đậm âm hưởng hào hùng, bề thế tới mức đời sau mệnh danh là thiên cổ hùng văn. Hay trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” cũng vậy đó là tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa…
Về thi pháp. Nếu thơ xưa bị gò bó trong sự nghiêm ngặt của niêm,
luật, vần,... thì đến Phong trào thơ Mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng gọi là thơ tự do - xuất hiện trong phong trào Thơ mới và nó không chỉ đổi mới nội dung, phần hồn của thơ, mà còn đổi mới cả hình thức, phần xác của thơ: từ câu chữ, vần điệu, cách cấu tứ, cách ngắt nhịp,...đều ảnh hưởng của phương Tây. Vậy nên thơ tự do là một phần của Thơ mới, nó không chỉ tự do về cảm xúc, mà còn tự do về cả hình thức thơ. Số câu trong một bài thơ không hạn định, có khi chỉ hai câu cũng làm nên một bài thơ, chẳng hạn như bài thơ “Mười chữ” của Xuân Diệu:
Mười chữ
Mưa dầm - thu dưới nguyệt
Máng chảy - suối trên nhà (Xuân Diệu)
cũng có khi kéo dài đến mấy chục câu như bài thơ “Dối trá” của Xuân Diệu in trong tập “Thơ thơ” có tới 65câu, hay bài “Thanh niên” in trong tập “Gửi hương cho gió” cũng có tới 65 câu.
Số câu trong mỗi khổ thơ cũng khác nhau, có khi một câu cũng làm thành một khổ, có khi bảy, tám câu mới làm thành một khổ. Điều này khác với thơ cách luật. Thơ cách luật thì các khổ thơ thường đều nhau, và thường là bốn câu thơ một khổ…
Thơ Xuân Diệu với thơ hiện đại
Thơ xưa có xuất hiện cái Tôi thì cũng là cái tôi hoà chung trong cái ta cộng đồng. Nhưng đến Xuân Diệu cái tôi bản ngã, cái tôi cá được khẳng định. Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ, phụng sự tình yêu bằng trái tim
nồng cháy, say mê, "hăm hở". Xuất phát từ tình yêu ấy mà bật lên thành những vần thơ để lại ấn tượng sau đậm trong lòng độc giả: "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ": đó là sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái "TÔI" trữ tình Xuân Diệu. Thơ ông như một khúc tình si say đắm ngọt ngào...thật đến từng hơi thở.
Vẻ đẹp tràn trề của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu mới có ham muốn táo bạo và khác thường, đó là điều thật mới mẻ. Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tình thật táo bạo:
"Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi."
đúng với nhận định “Xuân Diệu là một nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới” của Hoài Thanh. Trong thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và tràn đầy nhựa sống nhất. Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến cuống quýt, vội vàng. Dường như niềm yêu đời, khát sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió", “giục giã” trở nên quá táo bạo. Chính vì thế ông lo sợ trước sự đổi thay của đất trời, cảnh vật...muốn ôm, muốn níu giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Xuân Diệu níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ, đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Cái phi lí đó, xuất phát từ tâm hồn lãng mạn khát khao giao cảm với đời. Với ông, sống là hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và dâng hiến.
Nhà thơ đã cảm nhận thế giới bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra như một mảnh vườn tình ái quyến rũ.
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si."
Nhà thơ huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhận vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang: sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận sự sống ngồn ngộn đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu.
Việc sử dụng ngôn từ của Xuân Diệu cũng độc đáo cuộn trào sức sống trong thơ. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách XD: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì... tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say!
”Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam có những hình ảnh lãng mạn đến thế. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên câu thơ tuyệt bút. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian "tháng giêng" so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa.
Cách ngắt nhịp biến hoá khôn lường làm nổi bật nỗi lòng đồng thời làm cho Xuân Diệu “Mới nhất trong các nhà Thơ mới”
Giọng điệu sôi nổi, bồng bột, đắm say chứa đựng cả giọng nói háo hức và nhịp đập của một con tim vồ vập muốn sống hết mình. Từng làn sóng ngôn từ lúc đan chéo nhau, lúc lại song song thành những đợt sóng ào ạt vỗ mãi vào
tâm hồn người đọc. Đó là chân dung của một cái tôi đầy tham lam, ham hố đang dứng giữa trần gian, cuộc đời, dòng đời để ôm cho hết, riết cho chặt, cho
say, cho chếnh choáng, thâu cho đã đầy, cho no nê, cho tới tận cùng những
hương sắc của đất trời giữa mùa xuân... Tất thảy đều vồ vập, khát khao đến cháy bỏng với mong muốn được giao hoà, giao cảm mãnh liệt với vạn vật, với cuộc đời. Đây quả là một khát khao vô biên, tuyệt đích, rất tiêu biểu cho cảm xúc thơ Xuân Diệu mà không phải ai cũng có được: niềm khao khát giao cảm mãnh liệt, sự ham sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu mãi mãi là khát vọng, là ham muốn không có giới hạn.
Xuân Diệu đem đến cho nền thi ca Việt Nam một trào lưu thơ mới lạ nhưng táo bạo, độc dáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu.
Cũng là nỗi khát khao yêu thương khát khao sống cũng là “cái tôi cô đơn” trong tình yêu nhưng Xuân Diệu Khác với Hàn Mặc Tử: Hàn Mặc Tử sống gấp hoảng hốt âu lo vì cuộc sống với ông được tình bằng giây bằng phút: ông mắc bệnh nan y sắp từ giã cõi đời; thơ ông thể hiện “sự nghiệm sinh tình
yêu thành thực tột cùng đó là điểm sáng lên một triết lý độc đáo về tình yêu mà nó lại chính là quy luật tồn tại của thi ca” (TS. Nguyễn Ái Học) thì Xuân
Diệu sống cuống quýt, vội vàng vì ông ham sống, khát khao hưởng thụ cuộc sống cõi trần gian.
Có người thoát tục nhập vào cảnh tiên (Thế Lữ), có kẻ đắm vào mộng - trăng (Hàn Mặc Tử)... Chỉ Xuân Diệu đủ nhiệt huyết và bản lĩnh tìm trong "phút huy hoàng, phút họp mặt" và "những thời khắc" vẻ đẹp con người.
"Ta ôm bó tay ta làm rắn
Làm dây da, quấn quýt cả mình xuân” (Thanh niên)
Bản chất của sự sống được sống lại nhiều tầng trong thơ trữ tình Xuân Diệu.
Mùa xuân và tuổi trẻ là nơi mới nhất trong đời người. Những gì mới mẻ còn "ban sơ", "trinh bạch", những tình đầu còn "mới mẻ", "trai tơ", những
buổi đầu cũng son trẻ êm ái những vẻ đẹp "ban sơ" còn rạo rực say sưa trong thơ Xuân Diệu.
Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch
Lương nguyên tiêu trời đất cũng chung mùi. (Tình thứ nhất)
Tình yêu - trái tim thức đáp trong thơ trữ tình Xuân Diệu. Với Xuân Diệu tình yêu là sự giao cảm tâm linh lẫn thể xác để đưa con người tới bến bờ mê đắm, mới lạ và thánh thiện. Mà thiên nhiên và phụ nữ - hai hình tượng kỳ diệu của cái đẹp tự nhiên trong thơ trữ tình Xuân Diệu.
Vẻ đẹp rất sinh động của người phụ nữ có cái gì khát khao mê đắm giống như chất men kích thích lý tưởng về cái đẹp vốn sẵn trong chúng ta. Phụ nữ trong thơ trữ tình Xuân Diệu có sự kết hơp giữa cái duyên dáng e ấp châu Á với vẻ nồng đượm châu Âu. Rung cảm trước mùa thu (Đây mùa thu
tới, Thu) đúng là chất yêu kiều nhưng khẳng định tình yêu như nhu cầu là một
táo bạo:
"Em nói trong thơ mấy bữa rày Sao mà bươm bướm cứ đùa bay Em buồn em nhí trao em nhí
Em gọi thầm anh suốt cả ngày" (Đơn sơ)
Thế giới hình tượng thiếu nữ trong thơ trữ tình Xuân Diệu mang vẻ đẹp hiện đại, bình đẳng với nam giới, hết mình với cuộc đời.
Những thanh sắc trần gian làm nên thế giới của "ngực nóng khúc đê mê", của "em đẹp khi em phồng nét ngực", của "tháng giêng ngon như một cặp môi
gần"... Chi tiết nghệ thuật nhỏ nhưng có sức khái quát nghệ thuật ca.
Thế giới “tâm hồn của em” cũng được Xuân Diệu khắc hoạ đầy đủ từ nét mặt và con mắt buồn bã trong không gian "mây đen ám mặt mày" (Đây mùa
sự phát triển của một quá trình "đi từ chân trời của một người đến chân trời
của muôn đời người".
Cái đẹp của thiếu nữ trong thơ trữ tình Xuân Diệu không có của "tiên nga