Vị trí nhà thơ Xuân Diệu trong nhà trường THPT Việt Nam

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông (Trang 40)

Về bài văn học sử tác gia Xuân Diệu và ba bài giảng văn thơ của ông ở lớp 11 Trước 1980 Xuân Diệu và những nhà thơ lãng mạn Việt Nam cũng như thơ của các ông không được đưa vào giảng dạy ở bậc học phổ thông. Sau 1980 một số nhà thơ này và các sáng tác của họ dần dần đã có chỗ đứng trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Với Xuân Diệu lúc này, có bài thơ "Ngói mới" được đưa vào giảng ở lớp 12 (1 tiết). Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước lại đây, học sinh được học nhiều hơn về Xuân Diệu, học tới 5 tiết ở lớp 11 (sau Nam Cao; bằng Tố Hữu và bằng Nguyễn Tuân), trong 5 tiết đó có bài văn học sử tác gia Xuân Diệu 2 tiết, giảng văn ba bài thơ của ông là các bài "Thơ duyên", "Đây mùa thu tới" và bài "Vội vàng" mỗi bài 1 tiết. Xuân Diệu là một tác gia lớn của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, một ông hoàng thơ tình. Ông mất đi như một cây đại thụ trong vườn cây ngã xuống làm cả một khoảng trời trống vắng. Và ông cũng đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 năm 1996), cho nên đưa ông vào văn học như một tác gia là xứng đáng. Chương trình chỉnh lý hợp nhất năm 2000, Xuân Diệu được dạy ở lớp 11 với phong cách là một tác gia (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập I). Chương trình làm nổi bật Xuân Diệu nhà thơ đầy tài năng. Mặc dù Xuân Diệu có viết văn xuôi, viết phê bình văn học, hoạt động văn học của ông

có phong phú, đa dạng nhưng tài năng thơ của ông nổi trội hơn cả vượt lên trên các hoạt động văn học khác của ông. Ông là nhà thơ. Bài viết lần này của sách giáo khoa hợp nhất phong phú hơn, sâu hơn, hấp dẫn hơn sách giáo khoa cũ và có phân định rõ ràng thơ Xuân Diệu trước cách mạng và thơ Xuân Diệu sau cách mạng. Về nội dung thơ Xuân Diệu trước cách mạng, soạn giả cũng đã nêu và phân tích được hai ý cơ bản và đúng đắn là: "Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống" (ý thứ nhất) và "Thơ Xuân Diệu cũng nói lên quá nhiều chán nản hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn" (ý thứ hai). Về nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng, soạn giả khẳng định: "Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không bị diễn tả một cách bóng gió ước lệ... mà cụ thể đầy đủ với ý nghĩa tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thân xác". Nhận định đánh giá nội dung và nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng có một nguyên nhân xã hội sâu xa và cái cội rễ cá nhân thiệt thòi của riêng ông. Ta cảm thông với ông. Nhưng ở một góc độ nào đó, hoài nghi, chán nản và cô đơn là một hạn chế. Có phải đó là nguyên nhân nảy sinh ra tư tưởng vội vàng sống gấp không. Những vần thơ: "Tay em đây mời khách ngả đầu say" (Lời Kỹ nữ) hay "Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực. Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài. Những đôi tay hãy quấn riết đôi vai..." (Xa cách) chỉ là những hành vi ân ái của vợ chồng nơi buồng the chăn gối. “Vốn các em rất nhạy cảm về cái sự gần gũi

trong quan hệ xác thịt mà lại học những câu thơ này chẳng khác nào xui các em ăn vụng trái cấm”. Chính vì thế cho nên người làm chương trình không

trích dẫn những câu thơ ấy vào sách giáo khoa. Còn việc trích giảng thơ Xuân Diệu, người làm chương trình chỉ cho các em học ba bài thơ tình của ông trước cách mạng là bài "Thơ duyên" (1 tiết), bài "Đây mùa thu tới" (1 tiết) và bài "Vội vàng" (1 tiết) và hướng dẫn đọc thêm bài “Nguyệt cầm”.

Chương trình chỉnh lý mới nhất với ban cơ bản thì chỉ dạy một tác phẩm duy nhất của Xuân Diệu là “Vội vàng” và tác gia Xuân Diệu. Quả thực qua tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” ta đã nhận thấy được nhận định Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình quả thực không sai.

2.2. Các chặng đƣờng sáng tác và trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu

2.2.1. Các chặng đường sáng tác

2.2.1.1. Trước Cách mạng tháng Tám

Về thơ, nhìn một cách tổng thể khái quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, tư tưỏng chi phối tất cả là niềm khát khao giao cảm với đời-cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế, theo kiểu trần thế nhất. Với xuân Diệu, phương tiện giao cảm trực tiếp và linh diệu nhất không gì bằng thơ. Khi sáng tác, ông muốn thả những mảnh hồn sôi nổi và tinh tế của mình để tìm những tâm hồn bè bạn ở mọi phương trời, mọi thế hệ, ở mọi thời khắc “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối - Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” – nhà thơ sợ nhất phải hoà tan cái Tôi cá nhân của mình trong biển người vô danh “mờ mờ nhân ảnh”… Nhưng sống mãnh liệt sống huy hoàng như thế nào, nhà thơ chưa có định hướng rõ rệt.

Thoát khỏi hệ thống ước lệ của “thơ cũ” thời trung đại, các nhà thơ mới như lần đầu tiên nhìn cuộc đời và vũ trụ bằng con mắt của chính mình. Nhưng thực sự đến Xuân Diệu sự “thoát xác” ấy mới thật trọn vẹn. Với cặp mắt “xanh non” cặp mắt “biếc rờn” ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra biết bao vẻ đáng yêu say đắm của thế giới thiên nhiên và con người nơi trần thế rất đỗi bình dị, gần gũi này. Ông là một con người của đời, một con người ở giữa loài người. Thơ ông không xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian. Ông đã không trốn tránh mà còn quyến luyến với đời tới tận cuối đời

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và mây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Với Xuân Diệu, tất cả đều là “tình yêu thứ nhất”, là “mùa xuân đầu”, bởi vì trong con mắt ông “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng”. Tất nhiên đẹp nhất, vui nhất vẫn là mùa xuân và tuổi xuân. Một thế giới như thế kêu gọi con người ta phải biết sống mãnh liệt, sống hết mình với nó “Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn - Sống toàn thân và thức nhọn các giác quan” (“Thanh niên”). Và không thể dửng dưng trước thời gian một đi không trở lại (“Vội vàng”, “Giục giã”).Với hồn thơ yêu đời, yêu sống đến đắm say như vậy, Xuân Diệu đã thổi vào phong trào Thơ mới một luống gió mới nồng nàn, sôi sục ít có trong thơ ca truyền thống. Niềm khát khao ấy gắn liền với các ý thức về cái “Tôi” – cái “Tôi cá nhân, cá thể”. Khác với các nhà thơ khác Xuân Diệu luôn có nhu cầu khẳng định cái “Tôi” riêng, độc đáo của mình.

Xuất phát từ một tâm hồn khát khao mãnh liệt giao cảm với đời, khát khao yêu thương đến cháy bỏng. Bởi vậy, tình yêu chính là một trong những niềm giao cảm mãnh liệt nhất, sâu sắc và toàn vẹn nhất, vừa hết mực trần thế vừa hết sức cao thượng. Và tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên, khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn. Một tình yêu mà không thể tìm được trong thực tế. Xuân Diệu có cảm giác tình cảm mãnh liệt, cuồng nhiệt ấy chỉ như “nước đổ đầu vịt”, càng yêu càng thấy “dại khờ” thậm trí “Yêu là chết ở trong lòng một ít- Mấy ai yêu mà đã được yêu” (Yêu). Rồi “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ - Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần” (Phải nói) và “Làm sao sống được mà không yêu- Không nhớ, không thương một kẻ nào… - Hãy đốt lòng ta trăm thứ lửa – Cho bừng tia sáng đọ tia sao” (Bài thơ tuổi nhỏ). Hầu hết những bài thơ tình của Xuân Diệu là nỗi đau của một trái tim đắm say, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng, là cảm giác cô đơn, giá lạnh trước thái độ lạnh nhạt, nhạt nhẽo của người đời. Ta không thể quên trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu tràn ngập mùa xuân và bình minh nhưng lại đi liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh. Trong thế giới nghệ thuật ấy sự nồng nàn bao giờ cũng đi liền với cảm giác bơ vơ; sự ham muốn, vồ vập với cuộc đời đi liền với nhu cầu thoát ly tất cả, thậm trí còn muốn trốn tránh ngay

cả bản thân mình (“Cặp hài vạn dặm”). Người ta tặng cho Xuân Diệu danh hiệu “Nhà thơ tình số một”.

Ông tha thiết với thiên nhiên, đất trời, mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Nếu trước đây thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì giờ đây trong thơ ông ngược lại không gì hoàn mỹ bằng con người đặc biệt là phụ nữ: “Lá liễu dài như một nét mi”, “Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ”, “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”,… Một thế gới đầy sắc xuân, tình xuân.

Ban đầu khi thơ Xuân Diệu xuất hiện người ta thấy ông “Tây” quá. Điều đó rất có lí. Nhưng thực ra Thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng, từ bản chất đến nhạc, linh hồn của thơ ca truyền thống vẫn được kế thừa. Tất nhiên do yêu cầu cách tân của Thơ mới nên Xuân Diệu không thể không học tập những thành tựu của thơ ca hiện đại phương Tây. Thơ ông chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp thế kỷ XIX đặc biệt là (Bô-đơ-le) Baudelaire, chủ nghĩa trực giác của (Béc-xông) Bergson, Ma-lác-mê (Mallarmé). Trường thơ này bên cạnh những mặt hạn chế đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nghệ thuật thơ ca làm phong phú khả năng chiếm lĩnh và diễn đạt thế giới một cách tinh vi, mầu nhiệm hơn, nâng cao tính nhạc của thơ, màu sắc giác quan của nhà thơ, phát huy cao độ ý thức về quan hệ tương giao giữa các giác quan khi cảm nhận thế giới. Trong ông là sự kết tinh kinh nghiệm giữa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, một tâm hồn khát khao giao cảm với đời nên ông khám phá được những biến chuyển tinh vi của thiên nhiên, và những cung bậc tình cảm trong tâm hồn con người được bật ra thành thơ mà Thế Lữ khi đọc thơ ông đã khẳng định “những vần thơ lời ít, nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa”. Một thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ, xuân Diệu đã tạo ra nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và đầy sức sống.

Về văn xuôi, ông không chỉ làm thơ mà còn viết nhiều thể loại khác. Với hai tập “Phấn thông vàng” (1939) và “Trường ca” (1945), xuân Diệu đã

để lại nhiều trang viết đáng được gọi là kiệt tác. “Phấn thông vàng” là một tập bút ký, truyện ngắn ông gọi là loại “truyện ý tưởng” trường ca là một tập tuỳ bút. Nhìn chung văn xuôi Xuân Diệu giàu chất thơ trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo, tuy không có những trang viết nghiêng về cảm hứng hiện thực (Toả nhị kiều, Cái hoả lò,… ). Đọc văn Xuân Diệu, ta gặp lại nhiều ý tứ vốn quen thuộc trong thơ ông, nhưng được diễn tả, phân tích, lí giải rành mạch, tỷ mỷ hơn. Cảm hứng trữ tình đặc biệt sôi nổi trong Trường ca làm cho những áng thơ văn xuôi diễm lệ đầy sức hấp dẫn (Lệch, Hoa học trò, Giã từ tuổi thơ, Thu,… )

2.2.1.2.Sau Cách mạng tháng Tám

Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới. Hai trường ca Ngọn quốc kì và Hội nghị non sông mang giọng điệu sử thi, hùng tráng chứa chan niềm tin yêu vào cuộc sống mới của đất nước, của dân tộc. Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nỗ lực muốn hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước.

Xuân Diệu làm việc với một cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài mạng thơ chiến đấu, Xuân Diệu trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay, Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng của thơ tình".

2.2.2. Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Diệu

“Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách, một nhà văn, nhà thơ lớn là nhà văn góp cho nền văn học của mình một phong cách rất riêng và độc đáo” (Bungancop). Không phải bất cứ nhà văn nào

cũng có phong cách. “Chỉ những nhà văn, nhà thơ có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà thơ. Xuân Diệu là một trường hợp như vậy. Ông là một nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học nước nhà, được “phong tặng” rất nhiều danh hiệu.

2.2.2.1. Xuân Diệu- nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

Nếu như thơ xưa có xuất hiện cái tôi thì cũng là cái tôi hoà chung trong cái ta cộng đồng. Nhưng đến Xuân Diệu cái tôi bản ngã, cái tôi cá thể xuất hiện. Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ, phụng sự tình yêu bằng trái tim nồng cháy, say mê, "hăm hở". Xuất phát từ tình yêu ấy mà bật lên thành những vần thơ để lại ấn tượng sau đậm trong lòng độc giả: "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ" - đứa con đầu lòng mà "ông hoàng thơ tình" đã ban tặng cho nhân gian: đó là sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái "TÔI" trữ tình Xuân Diệu. Thơ ông như một khúc tình si say đắm ngọt ngào...thật đến từng hơi thở!

Vẻ đẹp tràn trề của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu, từ nghìn năm trước đã bắt gặp những vần thơ tràn trề về tình yêu đời với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ. Đặc biệt là cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo:

"Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất,

Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.”

Hoài Thanh quả không sai khi nhận định “Xuân Diệu là một nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới” Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và tràn đầy nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm

khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như niềm yêu đời, khát sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo. Chính vì thề ông lo âu trước sự đổi thay của đất trời, cảnh vật...muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Xuân Diệu níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ, đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Cái phi lí đó, xuất phát từ tâm hồn lãng mạn khát khao giao cảm với đời. Với ông, sống là hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và dâng hiến.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)